Quá nhiều băn khoăn khi dùng đồ nhựa trong cuộc sống. Chúng ta sẽ mổ xẻ 7 lí do để từ bỏ thói quen dùng đồ nhựa, đặc biệt với thực phẩm.
1. BPA
Có rất nhiều loại đồ nhựa khác nhau và chúng được mã hóa bằng các con số. Người tiêu dùng sử dụng các con số đó để xác định xem các loại đồ nhựa đó có thể được tái chế hay không.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Đối với các nhà sản xuất, các con số biểu thị cho một công thức sản xuất riêng biệt. Đồ nhựa có số 7 thuộc loại nhựa polimer cứng có chứa bisphenol A (BPA). BPA tích lũy trong cơ thể chúng ta theo thời gian sẽ phá hủy hệ thống nội tiết và làm tăng nguy cơ các bệnh chết người như ung thư và các bệnh về tim.
Trẻ sơ sinh và thai nhi rất nhạy cảm với tác động của BPA khi chúng ngấm vào trong thực phẩm của chúng ta. Đó là lí do gần đây người ta cấm sử dụng đồ nhựa như các chai và cốc nhỏ đối với trẻ em.
Nhưng BPA có mặt tại rất nhiều vật dụng khác nhau, trong đó có những thứ bạn không ngờ tới. Nó được dùng để bọc các hộp nhôm đựng súp, trái cây và rau. BPA có trong các tờ giấy biên nhận, các chai soda, đĩa kỹ thuật số, cốc pha cafe cách điện.
Để giảm thiểu phơi nhiễm đối với BPA, bạn hãy căn cứ nhãn mác để lựa chọn càng kỹ càng tốt các đồ nhựa không có BPA.
2. Phthalate
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Lại thêm thông tin không tốt đối với trẻ em. Loại đồ nhựa mềm hiện diện trong các đồ chơi của em được sản xuất với chất phthalate để làm cho chất nhựa mềm dẻo dễ uốn. Đó là nhựa PVC, hay nhựa số 3.
Về mặt hóa học, phthalate không liên kết với nhựa PVC, vì thế nó dễ ngấm vào da hay vào thực phẩm khi tiếp xúc với nó.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng phthalate gây hại cho hệ thống nội tiết và cơ quan sinh sản đối với trẻ đang tuổi lớn, và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan. Mùi nhựa PVC mới gây nên đau đầu có thể là chứng cớ về tính độc của nó.
Tránh tiếp xúc với phthalate toàn bộ là rất khó, vì chúng còn có trong các sản phẩm làm sạch da và các sản phẩm vệ sinh khác. Bạn hãy cân nhắc lựa chọn các sản phẩm không có phthalate để tránh nhiễm chúng lên da đối với gia đình bạn.
3. Antimony
Có thể bạn đã từng biết chai nhựa đựng nước là một thảm họa môi trường, nhưng bạn có thể không nhận thức được mối đe dọa chúng gây ra cho sức khỏe chúng ta.
Nhựa sản xuất các các chai là loại PET ký hiệu số 1, có sử dụng hóa chất là antimony làm chất xúc tác. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng antimony có thể làm tăng nguy cơ ung thư suốt cuộc đời.
Cần nghiên cứu thêm nữa để xác định đầy đủ những nguy cơ gây ra do ăn phải antimony có trong nước. Nhưng antimony còn ngấm qua vỏ chai. Những tác động có hại về sức khỏe đã được thu thập đối với những người làm việc tiếp xúc với antimony hoặc hợp chất của nó qua đường hô hấp, tiêu hóa hay phơi nhiễm qua da.
4. Chất kháng khuẩn
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Loại nhựa dùng sản xuất hầu hết các đồ nhựa đựng thực phẩm có tên là polypropylen (nhựa số 5). Trước đây, nhựa số 5 được xem xét là lựa chọn tốt cho sức khỏe thay cho nhựa BPA.
Tuy nhiên, gần đây người ta phát hiện rằng, các chất phụ gia kháng khuẩn trong sản xuất loại nhựa ngấm vào thực phẩm đã khẳng định thêm cho kết luận là loại nhựa này cũng không an toàn.
Theo một nghiên cứu liên quan gần đây, người ta chưa thu được nhiều kết quả về tác hại mà chúng ta có thể phải chịu đựng khi sử dụng nhựa số 5.
Tuy nhiên, đường ruột của chúng ta cần duy trì sự cân bằng các vi khuẩn cần thiết để thực hiện chức năng tiêu hóa thích hợp. Vì vậy, việc ăn phải các phụ gia kháng khuẩn có thể tất nhiên gây hại cho chức năng đó.
5. Teflon
Teflon là loại nhựa không dính được dùng để tráng xoong nồi và chảo rán. Chúng ta chưa có chứng cớ rằng teflon là độc đối với sức khỏe nếu nuốt phải, nhưng nó có thể giải phóng hóa chất độc hại tại nhiệt độ rất cao (trên 500oC). Teflon cũng giải phóng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất và loại thải.
Về mặt lí thuyết, bạn có thể an toàn không bị phơi nhiễm teflon nếu như bạn không đun nấu, chiên rán thức ăn trong các xoong chảo có chứa teflon. Nhưng để an toàn thực sự, bạn hãy chọn các dụng cụ đun nấu được sản xuất từ các vật liệu an toàn hơn.
Bạn nên biết rằng, người ta còn dùng teflon để lót các bao bì chống dính để dựng ngô rang lò vi sóng hay các đồ ăn nhanh. Vì vậy, các đồ gang đúc và đồ gốm là sự lựa chọn đúng đắn để bạn làm dụng cụ đun nấu.
6. Sự tích lũy hóa chất tất yếu
Chúng ta đã biết từ lâu rằng không thể tránh ăn phải các mảnh nhựa nhỏ tan hoặc ngấm vào trong thực phẩm. Ngành công nghiệp hóa chất hiểu điều đó nhưng khẳng định rằng số lượng mảnh nhựa đó là không đáng kể.
Điều mà nhà sản xuất không muốn đề cập chính là cơ thể chúng ta không thể xử lí rất nhiều hóa chất dùng trong sản xuất nhựa, nhưng chúng bị hấp thụ và tích lũy trong mô mỡ của chúng ta và tiếp tục tích lũy theo năm tháng.
Nếu bạn không sẵn sàng từ bỏ thói quen sử dụng đồ nhựa, thì cũng có vài cách giúp bạn giảm thiểu phơi nhiễm chúng. Chẳng hạn như bạn không bao giờ đựng thực phẩm nóng trong đồ nhựa vì sẽ làm tăng lượng hóa chất tích lũy.
Mức độ tích lũy cũng tăng lên dưới sự tác động của các thực phẩm mặn, béo hoặc có tính a xít. Vì vậy, nếu bạn dùng giấy nhựa để bọc thực phẩm, hãy đảm bảo giấy nhựa không chạm vào thực phẩm bằng cách dùng que tăm chống cao chúng lên chẳng hạn.
7. Phá hoại môi trường và xâm nhiễm chuỗi thực phẩm
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Đồ nhựa không bị phân hủy mà đang tích lũy với tốc độ đáng báo động tại các bãi rác. Và tệ hơn nữa là chúng đang làm ô nhiễm các sông ngòi và các đại dương. Một ví dụ đáng chú ý với Đảo rác Thái Bình Dương, đó là một khối khổng lồ các mảnh nhựa đại diện cho nhiều “đảo rác” trên thế giới.
Đồ nhựa không bị phân hủy, nhưng chúng lại vỡ ra thành những mảnh nhỏ dưới tác động của ánh nắng và nước. những mảnh nhựa này bị cá và chim ăn phải và thế là chúng có mặt trong chuỗi thức ăn.
Tất nhiên là khi ăn nhiều những thứ không phải thức ăn mà lại độc hại thì sẽ gây bất lợi cho các sinh vật đó, làm giảm số lượng và đe dọa bị diệt chủng đối với một số loài.
Tránh toàn bộ không sử dụng đồ nhựa là không hề dễ bởi vì sự lưu hành của nó trong cung ứng thực phẩm. Tuy nhiên, có một số bước đơn giản bạn có thể thực hiện nhằm giảm thiểu sự phơi nhiễm đối với đồ nhựa.
Bạn hãy bắt đầu chuyển sang dùng các bình đựng sữa cho trẻ em, ống hút, chai lọ bằng đồ thủy tinh. Hãy sử dụng khăn bằng giấy để dùng trong lò vi sóng để dựng thực phẩm thay cho túi nhựa.
Bạn nên dùng tay rửa các đồ nhựa thay vì cho chúng vào máy rửa bát. Bạn cũng nên thải bỏ mọi đồ nhựa có vết xước hay bị méo cong biến dạng vì dễ ngấm hóa chất vào thực phẩm.
Dần dần từng ít một, chúng ta có thể giảm phụ thuộc vào đồ nhựa, tức là chúng ta có thể giúp cho môi trường và sự sống trên trái đất phát triển bền vững.
*Theo OrganicWelcome