7 kỳ quan thế giới cổ đại từng được xem như những công trình vĩ đại bậc nhất của thế giới cách đây hàng nghìn năm, nhưng chỉ có một công trình duy nhất còn tồn tại tới ngày nay, vốn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa được giải mã
Khi nhà văn Hi Lạp Antipater chìm đắm trong kho tàng nghiên cứu các công trình cổ đại, ông đã lập ra một danh sách bao gồm 7 công trình vĩ đại nhất dựa trên tầm hiểu biết của người Địa Trung Hải lúc bấy giờ. Danh sách của Antipater trở nên nổi tiếng và được công nhận ở nhiều nơi tại Châu Âu ngày nay.
Theo đó, kim tự tháp Giza, vườn treo Babylon, tượng thần Zeus Olympia, đền Artemis, lăng mộ của Mausolus, tượng thần Mặt Trời Helios ở Rhodes và hải đăng Alexandria chính là 7 kỳ quan của thế giới cổ đại. Cho tới ngày nay, chỉ còn sót lại duy nhất quần thể lăng mộ kim tự tháp Giza tại Ai Cập. Đây cũng là công trình ẩn chứa nhiều bí ẩn nhất trong số 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
6 kỳ quan được tái hiện bằng hình vẽ, chỉ riêng khu lăng mộ Giza còn tồn tại tới ngày nay.
Thiết kế không tưởng của quần thể kim tự tháp Giza
Giza không phải là một kim tự tháp riêng biệt. Thay vào đó, đây là một quần thể lăng mộ với 3 kim tự tháp lớn, tượng Đại Nhân Sư khổng lồ và một số công trình vệ tinh khác. Vốn dĩ các kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ, nơi chôn cất cho pharaoh Cheops và gia đình hoàng gia. Thời gian trôi qua, giới quý tộc thuộc các triều đại Ai Cập đã xây dựng thêm những công trình và khu lăng mộ nhỏ hơn ngay trong diện tích của khu vực Giza.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza
Các kim tự tháp ban đầu, tiêu biểu là đại kim tự tháp Cheops chứa đựng rất nhiều bí ẩn trong cách thức xây dựng. Thiết kế của nó khiến cả những kiến trúc sư tài năng nhất hiện nay cũng phải kinh ngạc. Các khối đá chục tấn được mài nhẵn xếp khít với nhau lên tới độ cao hàng trăm mét. Cấu trúc kín tới độ một sợi tóc cũng không thể lách qua các khe giữa những khối đá.
Với đặc điểm cấu trúc như vậy, dù ở ngay trên sa mạc nóng bức nhưng nhiệt độ bên trong kim tự tháp Cheops vẫn luôn được duy trì ở mức 20 độ C. Các đồ vật có thể được bảo quản rất lâu bên trong môi trường đặc biệt này.
Các nhà khảo sát đã từng thử đặt sữa tươi, rau quả tươi vào bên trong kim tự tháp Cheops. Sau thời gian một tháng, màu sắc, mùi vị của chúng hoàn toàn không hề thay đổi. Có thể nói, kim tự tháp đã được xây dựng hoàn hảo cho mục đích chôn giữ xác của gia đình hoàng gia Ai Cập.
Tượng Đại Nhân Sư và kim tự tháp Cheops.
Không chỉ các nhà khảo cổ, các kiến trúc sư, các nhà toán học, vật lý học, thiên văn học cũng phải cúi đầu thán phục trước thiết kế bí ẩn của đại kim tự tháp. Quần thể kiến trúc khổng lồ này được đặt ở vị trí trung tâm của Trái Đất, chính là giao điểm của đường kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất (đường xích đạo) thế giới.
Bên cạnh đó, một giả thiết khác về đại kim tự tháp vẫn còn gây tranh cãi tới ngày nay. Sử dụng phần mềm máy tính, 2 nhà khoa học Robert Bauval và Adrian Gilbert từng quay ngược bầu trời Trái Đất về thời cổ đại và nhận thấy sự trùng khớp của hình ảnh các kim tự tháp với hình ảnh chòm sao Orion. Ở thời điểm 10450 năm trước Công Nguyên, mỗi kim tự tháp thuộc quần thể Giza đều có đỉnh chóp chiếu thẳng vào một ngôi sao trên bầu trời.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải vì sao người Ai Cập cổ xây dựng được Giza
Di tích quần thể Giza được cho là lí do dẫn tới sự mở rộng thành thị của người Ai Cập xuyên suốt từ thời cổ đại tới thời hiện đại. Ngày nay, với vị thế như kỳ quan cổ đại duy nhất còn tồn tại, quần thể Giza đã thu hút vô số người tới đây nhìn ngắm, thám hiểm, nghiên cứu và làm ăn.
Cấu trúc bên trong kim tự tháp
Ban đầu, di tích được xác định nằm tại một nơi xa xôi trong sa mạc để né tránh sự quấy nhiễu. Nhưng tới thập niên 1990, đô thị và các tuyến đường đã dần lan thẳng tới khu lăng mộ. Thủ đô Cairo Ai Cập giờ đây chỉ còn cách công trình cổ vĩ đại này chưa tới 14 km.
Những người tới chiêm ngưỡng các kim tự tháp và tượng Đại Nhân Sư ngày nay sẽ choáng ngợp trước sự khổng lồ của các công trình, nhưng phần lớn không biết rằng nơi đây thuở xa xưa thực sự mang vẻ đẹp lộng lẫy. Các phiến đá tạo nên kim tự tháp nặng từ 2 tới 50 tấn được đẽo gọt vuông vức, nhẵn bóng và phủ bên ngoài một lớp đá vôi. Bề mặt đá vôi khi tiếp xúc với ánh sáng từ Mặt Trời hay Mặt Trăng đã tỏa ra ánh sách huyền ảo, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ hiếm thấy trên sa mạc nóng bỏng.
Ở thuở ban đầu, khu vực kim tự tháp Giza từng được bao trùm bởi những luồng ánh sách kỳ ảo.
Con người hiện đại ngày càng không tin vào cách giải thích truyền thống về việc xây dựng các kim tự tháp khổng lồ. Giả thuyết phổ biến nhất là các Pharaoh cổ đại đã bóc lột cùng cực sức lao động của nô lệ. Giới cai trị đã sử dụng các kỹ thuật khác nhau để vận chuyển các khối đá từ 2 tấn đến 50 tấn từ các mỏ đá xa tận 800 km dọc theo sông Nile và các kênh đào nhân tạo đến cao nguyên Giza trước khi chạm khắc, tạo hình, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng chúng lên nhau tới độ cao 146,5m.
Giải thích trên thật khó để được các nhà khoa học thời nay chấp nhận. Theo một tính toán cho thấy, để xây dựng được một trong ba kim tự tháp lớn phải cần tới 10 vạn nhân lực làm việc liên tục 24 giờ mỗi ngày trong vòng 200 năm. Và để xây dựng được toàn bộ quần thể công trình, các pharaoh phải chờ tới khoảng 800 năm.
Trong khi đó, các pharaoh luôn muốn các công trình phải được hoàn thành ngay trong triều đại của mình. Chưa kể tới các tính toán thiết kế không chút sai sót mà ngay cả sức người ngày nay cũng khó có thể thực hiện được.
Tổng hợp