Khi nhìn vào chân của bạn, nếu có 6 dấu hiệu bất thường sau đây thì nên cẩn thận kiểm tra sớm, bởi có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm ở các cơ quan nội tạng.
Có một số bệnh phát sinh trong nội tạng có thể dẫn đến rối loạn thể hiện ra ngoài chân của chúng ta. Ví dụ, bệnh tiểu đường có thể làm tăng lưu thông máu chậm và dẫn đến các vấn đề với các mạch máu.
Để ngăn ngừa các triệu chứng không mong muốn, chúng ta cần tìm cơ quan nội tạng nào bị tổn thương gây ra các biến chứng.
Kênh Bright Side quan tâm đến sức khỏe của mọi người và hướng dẫn cách bạn nhận biết các rối loạn bất thường thể hiện ở chân phổ biến nhất, từ đó giúp bạn có thể sớm nhận ra những vấn đề phát sinh ở các cơ quan nội tạng.
Sau đây là 6 dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi nội tạng có bệnh chỉ bằng cách quan sát chân của mình
1. Bị sưng ở chân và vùng chân dưới
Sưng ở chân và vùng chân dưới của bạn có thể xuất hiện nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nhưng cũng là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh khác trong cơ thể.
Mặc dù hiện tượng sưng phù có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng bạn có thể nhận thấy nó xuất hiện thường xuyên hơn ở cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.
Tình trạng này có nghĩa là gì:
Bệnh tim: Nhiều triệu chứng xuất hiện ở người bệnh tim có thể làm cho chất lỏng hoặc dịch trong cơ thể bị kẹt ở chân và vùng chân dưới.
Vấn đề với tĩnh mạch: Tĩnh mạch khi gặp vấn đề bất thường có thể dẫn đến không thể bơm máu theo cách phù hợp với quy luật thông thường, dẫn đến máu sẽ bị dồn vào chân, làm cho chân có cảm giác bị sưng lên.
Các vấn đề với hệ thống bạch huyết: Chúng ta có các hạch bạch huyết và các mạch máu trong cơ thể giúp mang chất lỏng đi khắp cơ thể. Khi có sự tắc nghẽn trong hệ bạch huyết, nó gây ra sưng ở chân và cánh tay.
Vấn đề về gan: Hiện tượng sưng chân xuất hiện có thể là do gan không có khả năng tạo ra đủ protein trong máu.
2. Xuất hiện màu xanh hoặc màu tím trên da chân
Mọi người có lẽ đã nhận thấy khi ở trong môi trường thời tiết cực kỳ lạnh, rằng làn da của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Nhưng có những trường hợp ngón chân của bạn có thể thay đổi màu sắc, ngay cả khi thời tiết môi trường ấm áp, chân không bị lạnh.
Tình trạng này có nghĩa là gì:
Có một tình trạng gọi là hội chứng ngón chân xanh, xảy ra khi các mạch máu bị chặn. Do đó, nếu chân xuất hiện các vết thâm màu xanh hoặc tím thì nên kiểm tra tình trạng mạch máu của bạn.
3. Những cục u gây đau đớn ở ngón tay và ngón chân
Các khối u gây đau có thể phát triển đột ngột và kéo dài hoặc một vài giờ đến vài ngày. Khi có dấu hiệu này thì không nên bỏ qua chúng và hãy nhanh chóng đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay lập tức.
Tình trạng này có nghĩa là gì:
Bạn có thể bị nhiễm trùng tim do vi khuẩn. Thông thường thì tình trạng này có thể sử dụng thuốc kháng sinh và không cần phẫu thuật.
4. Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân ở chân
Tất cả chúng ta nghĩ rằng bản thân mình có thể đã va vào một cái gì đó và bị bầm tím, nhưng có những trường hợp bạn bỗng nhìn thấy các đốm thâm tím hoặc xanh xuất hiện ngẫu nhiên mà không có bất kỳ nguyên nhân va đập nào và lưu lại trong một thời gian dài trên da của bạn.
Tình trạng này có nghĩa là gì:
Bệnh gan
Một số bệnh tự miễn, khi hệ thống miễn dịch của bạn tấn công nhầm vào cơ thể bạn
Viêm mạch máu
Rối loạn chảy máu
5. Nổi mẩn đỏ ở chân
Phát ban ngoài da là một tình trạng bệnh phổ biến. Những đốm này có thể có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí là tím. Trong một số trường hợp, chúng có thể khiến cho bạn có cảm giác bị ngứa, vì vậy nó có thể chỉ là một phản ứng dị ứng. Nhưng trong các trường hợp khác, nó có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng.
Triệu chứng này có nghĩa là gì:
Viêm mạch máu.
Một số bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp đang hình thành và phát triển.
6. Xuất hiện tĩnh mạch nổi lên như mạng nhện ở chân
Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện trong thai kỳ hoặc do béo phì và không tập thể dục đủ. Thông thường đây có thể là một triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và đôi khi bạn có thể cảm thấy có cảm giác đau ở khu vực này.
Tình trạng này có nghĩa là gì:
Giãn tĩnh mạch ngày nay không phải là căn bệnh hiếm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% rơi vào tình trạng này. Đó là tình trạng xảy ra khi các tĩnh mạch nông trở nên giãn nở rộng và xoắn lại.
Bạn có thường xuyên đến bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình không? Bạn đã bao giờ có bất kỳ vấn đề gì xảy ra ở chân hoặc bàn chân chưa? Hãy thường xuyên quan sát cơ thể của mình để có sự chăm sóc tốt nhất.
*Theo BS
Thảo Linh, theo Trí Thức Trẻ
http://ttvn.vn/doi-song/6-dau-hieu-bat-thuong-o-chan-canh-bao-cac-co-quan-noi-tang-dang-co-benh-nguy-hiem-820192911203518964.htm