Thịt lợn là nguồn thực phẩm chính của nhiều gia đình trong bữa cơm hàng ngày. Đây là 4 phần trên thân lợn bạn cần phải chú ý đặc biệt khi chế biến để không ăn phải mầm bệnh.
Chúng ta đều biết rằng thịt lợn có giá trị dinh dưỡng cao và chứa protein chất lượng cao, duy trì các nhu cầu cơ bản nhất của cơ thể và cũng làm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, một số chất xấu trong quá trình tăng trưởng của lợn sẽ tích lũy trong thịt lợn và bạn buộc phải biết cách chọn lựa, sàng lọc và chế biến đúng cách, ăn đúng cách.
Sau đây là 4 phần trên thân lợn cần phải chú ý xử lý đúng cách trước khi ăn
1, Gan lợn
Gan của lợn cũng giống như gan của cơ thể con người. Nó có chức năng giúp xử lý các độc tố trong cơ thể và giúp điều trị các vấn đề về máu của toàn cơ thể.
Huyết dịch mang các chất chuyển hóa được sản xuất trong các tế bào mô và mầm bệnh xâm nhập cơ thể đi vào gan, và các chất độc hại được chuyển đổi thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại thông qua gan.
Thông thường bạn phải nấu chín kỹ thịt lợn khi ăn. Bạn nên quan sát kỹ bề mặt của gan lợn. Nếu màu gan lợn tối sẫm hoặc miếng gan sưng lớn, hợp hạch thì không nên ăn.
2, Phổi lợn
Phổi của lợn là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và môi trường bên ngoài thông qua việc hít thở. Bụi và vi khuẩn trong không khí được hít vào phổi một cách thường xuyên. Không những thế, phổi sẽ bị tích tụ mầm bệnh và vi sinh vật. Do đó, hãy cẩn thận và làm sạch kỹ khi mua và chế biến.
Khi nhìn bề mặt miếng phổi lợn, nếu như có những nốt gồ gề không bằng phẳng, giống như khối u, hạch, thì tốt nhất là không mua, không ăn.
3, Lòng lợn (phần dồi lợn, đại tràng)
Ruột già của lợn là nơi chứa chất thải và dễ bị khối u. Khi phát hiện ra rằng ruột già của lợn có độ cong bất thường hoặc một vật thể rắn hoặc nổi u cục thì nên bị vứt đi. Ngoài ra, khi chế biến cần cẩn thận làm sạch một cách triệt để.
Cách đơn giản nhất là bạn nên sử dụng muối để làm sạch hoàn toàn và nấu chín kỹ. Bạn cũng có thể cho phần lòng ruột già này vào nước gạo để ngâm, sau đó buộc một đầu lại và lộn ngược phần ruột để nhẹ nhàng rửa sạch và loại bỏ các tạp chất và mỡ bên trong, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, thêm một lượng giấm trắng và rửa đi rửa lại cho đến khi sạch sẽ hoàn toàn.
4, Thịt vùng cổ lợn
Có rất nhiều hạch bạch huyết ở vùng cổ lợn, và nhiều chất có hại như kháng sinh và vi khuẩn được thu thập trong hệ thống bạch huyết.
Đây là bộ phận lẽ ra nên loại bỏ trước khi bán cho khách hàng, nên hãy cố gắng giảm số lượng bữa ăn bên ngoài và chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tối đa.
Mặc dù thịt lợn chứa protein chất lượng cao, nó có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng hãy cẩn thận khi ăn, để tránh ngộ độc thực phẩm.
Có rất nhiều thực phẩm trong cuộc sống của chúng ta có thể thay thế thịt lợn, chẳng hạn như sữa trứng và đậu, cũng chứa protein chất lượng cao, có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần kết hợp độ ăn thô và chế độ ăn đa dạng, hạn chế hoặc giảm mỡ cũng như lượng cholesterol, hãy ăn nhiều rau và trái cây tươi.
Cần chú ý đến việc vệ sinh chế độ ăn uống, ngăn ngừa bệnh xâm nhập vào miệng và gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
*Theo BS Gia đình (TQ)