Không chỉ công việc mới gây ra căng thẳng, thủ phạm gây căng thẳng còn do nhiều nguyên nhân ít ai có thể ngờ tới.
“Thủ phạm” gây ra căng thẳng
GS Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 (Hà Nội) cho biết, căng thẳng là các phản ứng của một cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi.
Các phản ứng có thể gây ra tâm trạng chán nản những cũng lại có thể là một động lực cho việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể. Căng thẳng lâu dài có thể gây rối loạn giấc ngủ và tình trạng thiếu năng lượng và có thể dẫn đến bệnh lý.
Căng thẳng kéo dài gây ra hậu quả khó lường cho sức khoẻ, ảnh minh họa.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng, nhưng thông thường bao gồm 4 nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, tác nhân từmôi trường bên ngoài như: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, giao thông, bụi, và sự ô nhiễm.
Thứ hai,những căng thẳng từ xã hội và gia đình, công việc phải hoàn thành, các vấn đề tài chính, công việc gây áp lực, quá tải, môi trường làm việc không thuận lợi, thay đổi về thời gian làm việc, phong cách quản lý độc đoán, tập trung quá nhiều sức lực vào nhiệm vụ, hiệu quả đem lại…
Từ phía gia đình là do sự mất mát của người thân, mâu thuẫn trong gia đình (ly hôn, tranh chấp, xích mích, bất hòa…), quan hệ bạn bè không tốt, tình yêu tan vỡ hay bị phụ bạc…
Thứ ba, căng thẳng thần kinh còn đến từ những vấn đề về thể chất như: thay đổi cơ thể, không đủ chất dinh dưỡng, ốm đau, bệnh tật…
Người bị căng thẳng sẽ có triệu chứng, mệt mỏi, tâm trạng chán nản, ngủ không ngon, lo lắng; thường hay nhức đầu; rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh và mạnh; lo âu, đau khổ hoặc muốn khóc; trầm cảm hoặc buồn bã; mệt mỏi, yếu ớt; khó thở, hen; liệt dương hoặc lãnh cảm.
Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như thiếu tập trung và/hoặc giảm trí nhớ; huyết áp dao động, thường là tăng huyết áp; đau nhức cơ cổ, gáy và lưng; viêm dạ dày, viêm ruột kết hoặc loét dạ dày dày do thần kinh, kích thích đại tràng.
4 cách lấy lại hứng khởi
GS Cao Tiến Đức cho hay cách đơn giản và hiệu quả để giải tỏa căng thẳng lấy lại hứng khỏi đó là cười nhiều hơn mỗi ngày. Cười sẽ giúp cho con người sức khỏe, sự sảng khoái. Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn chủ yếu bằng cách thư giãn thực sự.
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn mạnh khỏe hơn mỗi ngày, tránh được những căng thẳng của cuộc sống. Mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao, bơi lội, chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày…
Một chế độ ăn uống đầy đủ giàu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (Niacin) B5, B6 và B12, C, E và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và cacbon hyđat… sẽ giúp cho cơ thể giải tỏa căng thẳng.
Hãy ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không ăn quá muộn hoặc ngủ quá muộn điều này sẽ làm tăng căng thẳng cho bạn, thậm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Theo khuyến cáo của GS Đức khi có những triệu chứng ảnh hưởng tới cuộc sống thì cần đi khám xin tư vấn của bác sĩ tâm lý và bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.
Điều trị căng thẳng
GS Đức cho hay, để điều trị căn thẳng cần thay đổi hành vi để đối phó với sự căng thẳng. Có thể dùng thuốc chống trầm cảm và các thuốc chống lo âu cũng có thể được chỉ định.
Giai đoạn đầu: Con người cảm thấy có khó khăn.
Giai đoạn hai: Con người thích nghi với những khó khăn.
Giai đoạn ba: Giai đoạn cuối cùng, con người không còn khả năng chịu đựng nữa. Sau một thời gian, có những biểu hiện sau:
Vỏ tuyến thượng thận tăng trưởng mạnh.
Tuyến ức, các hạch Lympho và các cấu trúc chứa Lympho bị teo nhỏ.
Thửa nghiệm trên chuột đã cho thấy, thành dạ dày, tá tràng, ruột bị loét và chảy máu.