Đói bụng là thời điểm cơ thể của bạn rất nhạy cảm, nếu ăn uống sai cách có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Đây là danh sách 3 thứ không nên ăn và 3 nhóm người nên chú ý.
Khi bụng rỗng, bạn thường có xu hướng sẽ ăn bất kỳ món ăn nào mà bạn nhìn thấy để che lấp cơn đói cồn cào của mình. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ), dù đói đến mấy bạn cũng nên chú ý trước khi ăn để không gây hại sức khỏe.
Chúng ta đã từng đọc nhiều thông tin về các lời khuyên rằng khi đói thì không ăn món này, uống món kia. Ví dụ như không nên uống trà khi bụng đói, không nên ăn chuối khi bụng đói.
Và mọi người thường lên mạng để tìm kiếm thông tin về những gì họ không thể ăn khi bụng đói. Tuy nhiên, những kiêng kỵ khi bụng đói không được ăn có phải đều đúng hay không?
Đây là danh sách những thứ bạn cần kiểm soát khi bụng đói và lý do vì sao bạn không nên ăn chúng.
1. Những loại thực phẩm gây kích thích dạ dày nhiều hơn
Có nhiều loại thức ăn và đồ uống được khuyên là không nên ăn khi đói, ví dụ, uống rượu khi bụng đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày.
Đây là một thói quen rất phổ biến của nhiều người khi tham gia vào các bữa tiệc. Nhiều người sẽ nâng chén rượu và uống ngay trước khi bữa tiệc bắt đầu, khi bụng của bạn trong trạng thái hoàn toàn rỗng.
Uống rượu khi đói bụng trong thời gian lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày như viêm dạ dày và loét dạ dày. Hiện tượng này sẽ trở nên nặng dần lên nếu bạn không chú ý thay đổi thói quen của mình.
2. Những loại thực phẩm chứa caffeine
Thực phẩm chứa nhiều caffeine được xem là không nên sử dụng khi bụng rỗng. Ví dụ, uống trà khi bụng đói, uống quá nhiều cà phê, những thực phẩm có hàm lượng cà phê cao. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhịp tim nhanh, tức ngực, đánh trống ngực, và các vấn đề sức khỏe khác.
Lời khuyên tốt nhất khi đói bụng là bạn nên hạn chế sử dụng cà phê và các món chứa hàm lượng cà phê cao.
3. Những loại thực phẩm giàu protein, ít carbohydrate
Khi đói bụng, bạn cũng nên cân nhắc trước khi ăn các loại thực phẩm thuộc nhóm protein, ví dụ như cá, thịt và các thực phẩm khác có hàm lương protein cao, nhưng carbohydrate lại thấp.
Ăn những thực phẩm này khi bụng đói, hệ thống tiêu hóa sẽ xử lý theo quy trình phá vỡ protein thành chất béo. Không chỉ làm lãng phí protein, mà sẽ tạo ra chất thải nitơ, làm tăng gánh nặng cho gan và thận.
Những người cần chú ý đặc biệt hơn nếu ăn uống trong trạng thái bụng đói
1. Có những người thuộc nhóm người có bệnh
Bạn nên chú ý rằng đừng bao giờ để bản thân rơi vào trạng thái quá đói. Hãy chuẩn bị thực phẩm và ăn uống bổ sung đúng giờ, ổn định.
Ví dụ, người không dung nạp đường sữa, thì không nên uống sữa khi bụng đói, vì nhóm người này cơ thể không có khả năng phân hủy glucose trong sữa thành galactose, nếu uống vào sẽ nhanh chóng làm tích tụ một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn trong ruột, cơ thể dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng và các hiện tượng khác.
Như đã đề cập ở trên, những loại thực phẩm có hàm lượng protein cao không nên ăn khi bụng đói. Mặc dù hàm lượng protein trong sữa cao nhưng hàm lượng glucose của nó cũng cao không kém, do đó, uống sữa trong tình trạng bình thường, không phải đói bụng, thì cơ thể sẽ hấp thụ protein tốt hơn, từ đó không gây lãng phí dinh dưỡng sau khi ăn.
2. Người có vấn đề về dạ dày, không nên uống sữa đậu nành khi bụng đói
Vì món ăn này sẽ gây kích ứng cho dạ dày, dẫn đến các hiện tượng khó chịu ở dạ dày. Hơn nữa, những bệnh nhân này thường sẽ tiết ra nhiều axit dạ dày hơn. Đồng thời, người bệnh dạ dày cũng không nên ăn trái cây có axit tannic cao như hồng, táo gai, cam quýt trong tình trạng đói bụng, có thể bạn sẽ dễ bị buồn nôn và nôn ói sau khi ăn.
3. Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn thực phẩm giàu carbohydrate khi bụng đói
Ví dụ như các món ăn chế biến từ gạo tinh, bánh làm từ gạo và các thực phẩm khác có thể dễ dàng làm tăng lượng đường trong máu, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu một cách ổn định.
Thực tế, đối với những người khỏe mạnh, nếu bạn ăn uống điều độ, khi bụng đói chỉ ăn một lượng vừa phải (không ăn quá nhiều khi bụng đang đói) thì sẽ không có cảm giác khó chịu trong cơ thể, từ đó sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Đừng quá tin vào lý thuyết rằng bạn không thể ăn khi bụng đói, mà hãy ăn từng ít một để hệ tiêu hóa thích nghi dần dần.
*Theo Health/TT, BS Gia đình