Việt Nam xếp hạng thứ 95/176 trên thế giới về mức độ hạnh phúc với trẻ em theo báo cáo Global Childhood 2019.
Báo cáo nhận xét: “Tăng trưởng kinh tế không hoàn toàn đồng nghĩa với việc nguồn lực lớn hơn sẽ được dành để đầu tư cho trẻ em, nhưng một số quốc gia đã làm được điều đó ví dụ như Việt Nam, Bangladesh, Brazil và Ethiopia. Việt Nam đã đặc biệt tập trung vào các chương trình tác động đến trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn”.
Việt Nam cắt giảm khá thành công tỷ lệ lao động trẻ em. Năm 2000, lao động trẻ em từ 5 đến 14 tuổi chiếm tới 28% lực lượng lao động, hiện nay đã giảm xuống còn 9%. Chính phủ đã phê chuẩn các công ước của ILO và đã trải qua nhiều lần sửa đổi luật lao động trẻ em để giải quyết các vấn đề còn lại.
Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống cho nhiều gia đình, giảm thiểu việc họ để trẻ em lao động. Việt Nam này đã đầu tư rất nhiều vào giáo dục, đảm bảo tỷ lệ nhập học cao, đặc biệt chú trọng đến trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em vùng cao. Truyền thông và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã giúp nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và tác hại của lao động trẻ em. Hiện tại, Việt Nam đang triển khai chương trình quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.
Điểm số Childhood Index Score của Việt Nam đã tăng thêm 67 điểm so với năm 2000. Việt Nam hiện đứng thứ 95/176 về mức độ an toàn với trẻ em. Tỷ lệ chết trẻ sơ sinh (dưới 5 tháng tuổi) của Việt Nam là 20,9/1000 trẻ em vào năm 2017. Tỷ lệ trẻ thấp còi (từ 0-5 tuổi) là 24,6% trong giai đoạn 2013-2018, tỷ lệ này vẫn còn đang là khá cao.
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học (tiểu học và trung học cơ sở) thất học là 10,2% và tỷ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi 5-17 tuổi là 16,4%. Hiện tượng tảo hôn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại với 9,7% thiếu niên trong độ tuổi từ 15-19 tuổi đã kết hôn và có 2,9% trẻ em được sinh ra bởi bố mẹ tảo hôn.
Theo báo cáo, 0,4% trẻ em Việt Nam bỏ nhà ra đi vì bị bạo hành và 1,2/1000 trẻ em bị sát hại trong độ tuổi từ 0-19 tuổi.