Máu của người đàn ông chuyển màu “trắng như sữa”, suýt đột tử vì sai lầm khi ăn bánh Trung thu

Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu trong Tết Trung thu. Tuy nhiên, mọi người cần phải biết ăn bánh Trung thu như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo báo cáo, đây là trường hợp của ông Vương 50 tuổi, đến từ Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Bản thân ông bị mắc bệnh urê huyết, đồng thời bị suy thận, phải điều trị lâu dài bằng lọc màng bụng. Bình thường ông Vương lại rất thích ăn đồ ngọt và các loại thực phẩm nhiều dầu. Do đó, sắp đến lễ hội Trung thu ông Vương mua rất nhiều bánh Trung thu, sợ bánh Trung thu quá hạn bỏ đi rất lãng phí, nên hầu như mỗi ngày ông đều ăn 3, 4 cái thay bữa chính.

b1

Bác sĩ giải thích rằng “máu sữa” của ông Vương được gọi là “mỡ máu” và huyết tương có màu trắng như sữa, đục ngầu, nguyên nhân là vi ông ăn quá nhiều bánh Trung thu.

Tuần trước, ông Vương đến Khoa thận của Bệnh viện số 1 thành phố Hàng Châu để kiểm tra lại bệnh, khi nhân viên y tế lấy máu đi xét nghiệm phát hiện dòng máu chảy rất chậm, sau khi được rút ra máu chuyển thành màu “trắng sữa” dày và đục ngầu. Bác sĩ xét nghiệm phát hiện, loại chất béo trung tính trong máu cao gấp 10 lần so với người bình thường, khiến ông Vương sợ hãi và khóc lóc, ông than thở rằng: “Từ nay về sau ông sẽ không được ăn bánh Trung thu sao?”.

Bác sĩ giải thích rằng “máu sữa” của ông Vương được gọi là “mỡ máu” và huyết tương có màu trắng như sữa, đục ngầu, nguyên nhân là vì ông ăn quá nhiều bánh Trung thu. Bởi lượng đường và chất béo trong bánh Trung thu rất cao, ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, viêm tiểu cầu thận mãn tính, bệnh nhân tiểu đường, bệnh tăng urê huyết… thì càng có nguy cơ làm trầm trọng tình trạng bệnh và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác.

Theo dữ liệu của bác sĩ, một chiếc bánh Trung thu trứng muối 50 gram chứa khoảng 14 gram dầu, gấp 3 lần so với thìa dầu gia dụng thông thường. 

May mắn thay ông Vương qua quá trình điều trị, trước mắt các chỉ số đã trở lại mức bình thường. Bác sĩ yêu cầu ông Vương phải thay đổi thói quen ăn uống để bệnh được hồi phục.

Những lưu ý khi ăn bánh Trung thu

– Không dùng chung cùng cà phê: Lượng lớn cafein trong cà phê sẽ phản ứng với đường trong bánh Trung thu sẽ làm hại đến sức khỏe.

– Không ăn nhanh và nhiều cùng một lúc: Do tích tụ nhanh 1 lượng lớn đường nên sinh ra khó tiêu thoát, bị ứ động dễ bị béo phì, tăng cân.

– Không ăn vừa sau bữa cơm: Một chiếc bánh Trung thu cỡ nhỏ tương đương một chén cơm. Nếu ăn bánh Trung thu ngay sau bữa cơm dẫn đến cơ thể thừa năng lượng và không tiêu thụ hết.

b3

Một chiếc bánh Trung thu cỡ nhỏ tương đương một chén cơm. Nếu ăn bánh Trung thu ngay sau bữa cơm dẫn đến cơ thể thừa năng lượng và không tiêu thụ hết.

– Không ăn thay bánh Trung thu cho các bữa chính: Tuy năng lượng cung cấp của bánh Trung thu cao nhưng thừa quá nhiều đường và chất béo mà lại rất thiếu chất sơ, gây mất cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

– Không ăn bánh trung thu đã quá hạn: Đừng nên miễn cưỡng phải ăn bánh Trung thu đã quá hạn sử dụng dù chỉ qua 1 ngày. Vì rất nhiều vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở. Chưa kẻ đến quá trình bảo quản chưa tốt có thể thúc đẩy bánh nhanh chóng hỏng hơn thời gian quy định. Với lại những chất bảo quản trong bánh hết hạn sẽ trở nên độc hại cho cơ thể.

(Nguồn: Ettoday)