Vừa ăn vừa xem điện thoại: Thói quen xấu “đánh cắp” sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ

Vừa ăn vừa xem điện thoại hoặc tivi là thói quen vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Theo các chuyên gia, đây là thói quen rất có hại cho hệ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng.

Bài viết này của Phó giáo sư Phạm Chí Hồng, Giảng viên Viện Khoa học thực phẩm và Kỹ thuật dinh dưỡng, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc khuyến cáo mọi người về một thói quen xấu rất phổ biến, đó là sử dụng điện thoại trong bữa ăn, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Chúng ta đều đã biết rằng, ăn uống quyết định chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mỗi người. Mặc dù thời gian ăn diễn ra không nhiều, 3 bữa một ngày nhưng đây là thời điểm rất quan trọng, chi phối sức khỏe và tuổi thọ của bạn.

Đáng tiếc rằng, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh và sự phổ biến của các thiết bị điện tử, từ trẻ nhỏ, học sinh đến người già, nhiều người đã phát triển thói quen chơi điện thoại di động khi ăn. Đặc biệt đối với những trẻ lười ăn, xem điện thoại là một giải pháp ngắn hạn nhưng hậu quả vô cùng lớn.

Vừa ăn vừa xem điện thoại: Thói quen xấu đánh cắp sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Phó giáo sư dinh dưỡng Phạm Chí Hồng, công tác tại Viện Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nói rằng nếu chúng ta không tập trung vào việc ăn uống chăm chú mà vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ gây hại rất lớn cho cơ thể.

Một cuộc khảo sát chung của Trường Kinh doanh Châu Âu của Pháp và Đại học Cornell ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, người Mỹ thường xem TV trong khi ăn. Thông thường, cứ vừa ăn vừa xem cho đến khi chương trình TV kết thúc, khi hướng dẫn viên nói lời chào chương trình thì người xem cũng dừng bữa. Trong khi đó, người Pháp lại có thói quen là ăn no rồi sẽ không ăn tiếp nữa.

Thử nêu ví dụ so sánh đó và kết quả nghiên cứu thống kê thực tế cho thấy, mặc dù người Pháp thích ăn uống các món giàu bơ sữa, đồ ngọt, những món ăn giàu năng lượng nhưng tỉ lệ người Pháp thừa cân béo phì lại chỉ bằng một nửa so với người Mỹ.

Chúng ta đều hiểu rằng, khi ăn, nếu “dán” mắt vào điện thoại, tivi, đầu óc của bạn tập trung nhiều vào những thông tin trên màn hình, không chú ý tới cảm giác của mình, dẫn đến việc ăn quá no, dư thừa dinh dưỡng.

Vừa ăn vừa xem điện thoại: Thói quen xấu đánh cắp sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ - Ảnh 2.

Phó giáo sư Hồng cho rằng, khi mọi người tập trung suy nghĩ hoặc gây căng thẳng tinh thần lớn, chức năng thần kinh thực vật bị ức chế, việc cung cấp máu cho đường tiêu hóa bị giảm và toàn bộ nhu động của dạ dày bị chậm lại, đặc biệt là đối với những người yếu về chức năng tiêu hóa và hấp thu.

Ăn theo thứ tự và tập trung tinh thần cho bữa ăn có thể giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu đầy đủ.

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Thúc đẩy Sức khỏe Trẻ em và Gia đình của Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Minnesota phát hiện ra rằng, nếu cha mẹ cho phép con cái họ chơi điện thoại trong bữa ăn, chế độ ăn của trẻ thường đơn giản và chúng thích các loại thực phẩm nhiều calo, dễ bị suy dinh dưỡng và mất đi niềm vui trong mỗi bữa ăn cũng như ảnh hưởng tới không khí vui vẻ hạnh phúc của gia đình.

Vừa ăn vừa xem điện thoại: Thói quen xấu đánh cắp sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ - Ảnh 3.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng tốt nhất nên ngừng sử dụng các sản phẩm điện tử khi ăn, đặc biệt là đối với trẻ chưa đủ tuổi, cha mẹ nên hạn chế hành vi này càng triệt để càng tốt. Trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng, cản trở sự phát triển thể chất bình thường của trẻ.

Phó giáo sư Hồng cho rằng, mặc dù áp lực trong xã hội hiện đại là rất lớn, nhưng cần tập trung vào việc ăn uống và cẩn thận cảm nhận trạng thái no của bạn để ăn một lượng thức ăn phù hợp. Tránh không tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Đồng thời, hãy chú ý đến tốc độ ăn và cảm giác ngon miệng khi ăn.

Nhai từ tốn để làm nhỏ thực phẩm, để cho các chất dinh dưỡng dần dần giải phóng và được hấp thụ hiệu quả nhất khi di chuyển trong đường tiêu hóa.

Vừa ăn vừa xem điện thoại: Thói quen xấu đánh cắp sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ - Ảnh 4.

*Theo Health/People