Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa khiến nước Úc chìm trong biển lửa?

Vụ hỏa hoạn lần này là một trong những điều tồi tệ nhất trong lịch sử Úc, với ít nhất 15 người thiệt mạng, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy và hàng triệu mẫu đất bị đốt cháy.

Trong tuần này, hàng ngàn cư dân và khách du lịch ở miền đông nam Úc đã buộc phải sơ tán đến bờ biển khi đám cháy rừng bao vây nhiều khu vực, phá huỷ nhiều tòa nhà. Các tàu quân sự và máy bay đã được triển khai vào thứ Tư để cung cấp nước, thực phẩm và nhiên liệu cho các thị trấn bị cô lập bởi đám cháy.

Vụ cháy lần này là một trong những điều tồi tệ nhất trong lịch sử Úc, với ít nhất 15 người thiệt mạng, hàng trăm ngôi nhà bị phá hủy và hàng triệu mẫu đất bị đốt cháy. Khí hậu khô và nóng gây ra hỏa hoạn ở Úc không còn là điều gì quá mới. Nhưng tại sao vụ hỏa hoạn lần này lại được xem như là tai họa khủng khiếp nhất?

Nguyên nhân gây ra vụ cháy

Nhiệt độ ở Úc liên tục phá kỷ lục, hạn hán kéo dài và gió thổi mạnh đã hội tụ để tạo ra điều kiện hỏa hoạn thảm khốc.

Đợt nắng nóng nghiêm trọng diễn ra trên toàn đất nước vào giữa tháng 12, Úc đã ghi nhận ngày nóng nhất trong lịch sử, với mức cao trung bình 107,4 độ F, hay 41,9 độ C. Sóng nhiệt đang tiếp tục diễn ra trong tuần này ở miền đông nam Úc, với nhiệt độ dự kiến sẽ lên tới 105 độ F (hơn 40,5 độ C) tại thủ đô Canberra.

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa khiến nước Úc chìm trong biển lửa? - Ảnh 1.

Nhiệt độ ở Úc liên tục phá kỷ lục, hạn hán kéo dài và gió thổi mạnh đã hội tụ để tạo ra điều kiện hỏa hoạn thảm khốc

Nhiệt độ luôn được ghi nhận ở mức cao đã gây ra hạn hán kéo dài. Phần lớn tiểu bang New South Wales và Queensland đã sống trong những ngày tháng khô hanh thiếu hụt mưa kể từ đầu năm 2017. Hạn hán đang diễn ra trên diện rộng tại hầu hết các khu vực nông nghiệp có năng suất cao nhất trong nước, một số khu vực hiện vẫn đang bốc cháy.

Ảnh hưởng trên diện rộng của mùa cháy

Đến đầu tháng 9, Úc bắt đầu thấy những dấu hiệu đáng lo ngại về “mùa cháy” năm nay. Vào ngày 9 tháng 9, Binna Burra Lodge, khu nghỉ dưỡng ở vùng núi tuyệt đẹp của Queensland, đã bị phá hủy trong một đám cháy rừng. Các nhà khoa học đã báo động về lần hỏa hoạn này bởi những đám cháy như vậy là cực kỳ hiếm ở khu vực thường mát mẻ và ẩm ướt.

Các đám cháy diễn ra trên khắp đất nước trong những tháng gần đây, ảnh hưởng đến bốn trong số sáu tiểu bang. Bờ biển phía đông Úc bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đến đầu tháng 11, 1.500 lính cứu hỏa đã chiến đấu với 70 đám cháy ở New South Wales, bang miền đông Nam nước Úc bao gồm cả Sydney.

Vào ngày 11 tháng 11, nhà nước Úc đã ban hành hệ thống cảnh báo nguy hiểm hỏa hoạn thảm khốc lần đầu tiên trong thập kỷ này, hệ thống này hiện tại đã được áp dụng. Tại Sydney, nơi ban hành lệnh cấm lửa hoàn toàn, khói lớn đã làm mất màu bầu trời trong nhiều ngày và chất lượng không khí đôi khi là một trong những điều tồi tệ nhất trên thế giới. Vào thứ ba, các phương tiện truyền thông xã hội tràn ngập những bức ảnh về bầu trời đỏ rực và mọi người chạy trốn đến các bãi biển giữa Sydney và Melbourne.

Thiệt hại tính đến thời điểm hiện tại

Khoảng 10 triệu mẫu đất đã bị đốt cháy ở New South Wales, phá hủy gần 1.000 ngôi nhà. Khoảng 90 đám cháy hiện đang hoành hành tại bang này, với khoảng ba chục người nữa ở phía nam Victoria. Tổng cộng, khoảng 12 triệu mẫu đã bị đốt cháy bởi đám cháy.

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa khiến nước Úc chìm trong biển lửa? - Ảnh 2.

Khoảng 10 triệu mẫu đất đã bị đốt cháy ở New South Wales, phá hủy gần 1.000 ngôi nhà.

Khi những vụ hỏa hoạn quét qua miền đông nam Australia vào đầu tuần này, số người chết trong mùa cháy đã lên tới con số 15. Các quan chức năng cho biết con số này có khả năng tăng lên. Ít nhất 7 người đã thiệt mạng vào thứ hai và thứ ba tại New South Wales trong đó một lính cứu hỏa đã hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Cả đất nước đang chiến đấu với vụ cháy lần này

Hàng chục ngàn lính cứu hỏa, phần lớn trong số họ là tình nguyện viên, đang phải làm việc trong nhiều tuần đôi khi lên đến 12 tiếng 1 ngày. Chính phủ liên bang Úc đã tuyên bố rằng các tình nguyện viên ở New South Wales cũng như các bang khác sẽ nhận được khoản bồi thường lên tới khoảng 4.000 USD. Sự thay đổi chính sách đó ban đầu bị Thủ tướng Scott Morrison phản đối.

Trong tuần này, khi các đám cháy gây ra sự hủy diệt trên diện rộng, Úc đã phải huy động sự giúp đỡ của quân đội và kêu gọi các đồng minh trợ giúp. Lực lượng Quốc phòng Úc cho biết hôm thứ Ba rằng họ sẽ gửi trực thăng quân sự, máy bay và tàu hải quân của Black Hawk, Chinook tới Victoria và New South Wales. Chính phủ cũng yêu cầu Hoa Kỳ và Canada hỗ trợ cung cấp máy bay chở nước. Canada cam kết sẽ gửi hơn 30 lính cứu hỏa để giúp đỡ người Úc.

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra thời tiết khắc nghiệt ở Úc

Sự khởi đầu tàn khốc của mùa cháy này đã xác nhận những dự đoán của các nhà khoa học: Các vụ cháy rừng ở Úc sẽ trở nên thường xuyên và dữ dội hơn khi biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ. Theo báo cáo khoa học, khó có thể tìm thấy quốc gia phát triển nào khác dễ bị tổn thương trước sự thay đổi khí hậu như Úc.

Úc thường nóng và khô vào mùa hè, nhưng biến đổi khí hậu đã kéo dài khoảng thời gian này kéo và thường xuyên hơn, khiến cho thảm thực vật khô đi và dễ bị cháy hơn.

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa khiến nước Úc chìm trong biển lửa? - Ảnh 3.

Vụ hỏa hoạn khủng khiếp lần này cũng cho thấy sự thất bại của chính phủ Úc trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide

Vụ hỏa hoạn khủng khiếp lần này cũng cho thấy sự thất bại của chính phủ Úc trong việc giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide. Chính lượng khí thải này tạo ra một lớp màng giữ nhiệt khi các đám cháy giải phóng ra ở bầu khí quyển. Ngay cả khi lượng khí thải tiếp tục tăng vọt, đất nước vẫn gặp khó khăn để đạt được sự đồng thuận chính trị về chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu.

Thảm họa đang diễn ra theo xu hướng khó xác định và khắc nghiệt hơn bao giờ hết 

Khí hậu và thời tiết là những khái niệm khác nhau nhưng có liên quan. Khí hậu là một mô tả về các kiểu thời tiết dài hạn dự kiến ​​ở một nơi cụ thể, trong khi thời tiết là sự pha trộn của các sự kiện xảy ra trong bầu khí quyển tại một thời điểm và địa điểm nhất định – ví dụ như nhiệt độ, gió và mưa. Khí hậu thay đổi khiến nhiệt độ ở Ấn Độ Dương và Nam Đại Dương tăng lên, điều này có nghĩa là thời tiết sẽ tiếp tục khô hơn và nóng hơn trên khắp nước Úc vào mùa hè này.

Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân sâu xa khiến nước Úc chìm trong biển lửa? - Ảnh 4.

Một người lính cứu hỏa tình nguyện đã chết hôm thứ hai khi bị nghiền nát sau khi một cơn lốc xoáy lửa nhấc một chiếc xe cứu hỏa lên khỏi mặt đất

Những ngày hỏa hoạn nguy hiểm nhất xảy ra khi không khí nóng, khô thổi từ trung tâm sa mạc của lục địa về phía bờ biển đông dân. Mặt trận thời tiết – nơi các khối không khí ở các mật độ khác nhau gặp nhau – có thể khiến hướng gió thay đổi nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là các đám cháy sẽ diễn ra lớn hơn và lan rộng theo nhiều chiều hướng khó xác định.

Các đám cháy có thể lớn và nóng đến mức chúng tự tạo ra một hệ thống thảm họa nguy hiểm và khó dự đoán. Những cơn bão sẽ được tạo ra bao gồm cả sấm sét, gió mạnh và thậm chí là lốc xoáy lửa. Một người lính cứu hỏa tình nguyện đã chết hôm thứ hai khi bị nghiền nát sau khi một cơn lốc xoáy lửa nhấc một chiếc xe cứu hỏa lên khỏi mặt đất.

theo The New York Times

Duy Thắng , theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/kinh-doanh/bien-doi-khi-hau-nguyen-nhan-sau-xa-khien-nuoc-uc-chim-trong-bien-lua-520207193810141.htm