Vì sao người thông minh hay nghịch dại? Đơn giản, không phải lúc nào họ cũng suy nghĩ

Đôi khi người thông minh chọn cách “làm thì làm” thay vì ngồi nghĩ xem mình nên bắt đầu từ đâu.

Thông minh không có nghĩa là làm gì cũng đúng, có lẽ ai cũng biết một người cực kì thông minh nhưng luôn mắc sai lầm ngớ ngẩn. 

Đã nhiều thế kỉ qua, Mats Alvesson và Andre Spicer đã có những nghiên cứu về nhóm người thông minh xuất chúng nhưng thường xuyên phạm sai lầm, từ những thứ cơ bản nhất. Sự thật, nhóm người thông minh lại thường xuyên làm những điều kém… thông minh.

Vì sao người thông minh hay nghịch dại? Đơn giản, không phải lúc nào họ cũng suy nghĩ - Ảnh 1.

Thông minh chưa chắc đã sướng

Khi nghiên cứu về vấn đề nêu trên, Andre Spicer đã nhận ra rằng cuộc sống của mỗi người đều tràn ngập những sai lầm ngu ngốc. Tại văn phòng, ông có thể ngồi viết những báo cáo khoa học tốn cả năm trời chỉ để cho vài chục người đọc. Những bài giải mà sinh viên có thể quên ngay khi nhấc mông ra khỏi ghế, ông vẫn quyết tâm dạy.

Ông còn cho rằng mình tham gia những buổi họp vô nghĩa mà tất cả mọi người đều không biết mình đang làm gì, nghe có vẻ như cuộc đời ông chính là một sự thất bại lớn, tiêu tốn quà nhiều thời gian, năng lượng vào những thứ không cần thiết.

Tất nhiên, ai cũng có những sở thích riêng và có hàng triệu người trên thế giới theo đuổi sở thích của mình cho dù nó ngu ngốc. Chỉ số IQ cao không có nghĩa là người đó thông minh, các bài kiểm tra IQ chỉ nắm bắt được khả năng suy luận logic, giải quyết vấn đề cũng như phát hiện ra những thứ không đúng quy luật.

Tất cả những bài kiểm tra IQ trên thế giới đều thiếu 2 khía cạnh khác của trí thông minh, đó là sự sáng tạo và thông minh trong thực tế. Sự sáng tạo giúp chúng ta xoay sở tốt hơn với các vấn đề, còn trí thông minh thực tế là khả năng làm xong việc của mỗi người.

Những người thông minh thường có nhiều lối đi tắt trong tư duy. Một trong số những cách hiệu quả nhất chính là tự khen ngợi, khích lệ bản thân: Ồ, mình thật là thông minh!

Nếu bạn hỏi bạn bè của mình ai là người thông minh hơn mức trung bình, chắc hẳn chẳng có ai nói không, kể cả khi bạn hỏi những người rõ ràng ngờ nghệch và thiếu kĩ năng, hầu hết vẫn cho rằng mình thông minh.

Tất nhiên, không có nhiều người đạt được danh hiệu “trên trung bình” này, đó là viễn cảnh mà chúng ta tự vẽ ra để vỗ về bản thân thôi. Chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào viễn cảnh này mà thực tế trở nên mờ nhạt, chúng ta đi tìm kiếm bằng chứng để chứng tỏ bản thân thông minh nhưng lại loại bỏ những lời khuyên hữu ích.

Chúng ta cảm thấy tốt đúng không? Tất nhiên là đúng, nhưng mọi chuyện đã bị làm quá lên rồi, kết quả là những người thông minh lờ đi trí thông minh của người khác để khiến họ cảm thấy tốt hơn.

Thông minh là một thứ có thể phải đánh đổi. Bạn lúc nào cũng phải tìm kiếm thông tin mới, suy nghĩ cẩn thận và lúc nào cũng phải tỏ ra mình thông minh. Mọi thứ rất khó chịu, hầu như ai cũng chọn cách làm luôn không nghĩ ngợi để đỡ mệt mỏi hơn.

Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy nếu cô đơn trong một căn phòng, đa phần con người sẽ đi lại, hoạt động nhiều hơn là ngồi im một chỗ suy nghĩ.

Người thông minh học nhanh hơn thông thường, thế nên thay vì học cách sử dụng trí thông minh của họ, họ thầm lặng làm theo đám đông. Kết quả? Việc thì vẫn xong thôi, thế nhưng, về lâu về dài, những người thông minh sẽ gặp khó khăn khi phải chọn lựa và đó chính là nguồn gốc của những sai lầm đến ngớ ngẩn.

Lần tới, nếu bạn tự trách mình “dốt thế?”, hãy nhắc bản thân rằng bạn đang gặp phải tình huống giống với hàng triệu người khác. Đôi khi, thông minh quá cũng dở hơi.

Theo Psychologytoday