Dầu ăn một trong những gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Tuy nhiên, loại gia vị này lại đang bị dùng sai nhiều nhất.
Dùng dầu ăn sai cách
Trong mỗi căn bếp của gia đình người đều không thể thiếu một chai dầu ăn. Dầu ăn là thứ gia vị rất cần thiết giúp chế biến món ăn theo nhiều kiểu khác nhau. Nhưng đây, cũng là gia vị mà người Việt mắc lỗi sai nhiều nhất. Việc sử dụng dầu ăn sai cách gây biến đổi chất có trong dầu từ một chất tốt trở thành chất xấu có hại cho cơ thể.
Trao đổi với Ths. Lưu Liên Hương, Viện ứng dụng y học Việt Nam về vấn đề dùng dầu ăn sai cách dễ biến thành chất độc, Ths Hương cho biết dầu ăn là một trong những gia vị không thể thiếu để tạo lên những món ăn ngon, hấp dẫn. Hiện nay, rất nhiều người Việt vẫn đang dùng dầu ăn sai cách có thể sinh ra chất đôc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ví dụ, việc đơn giản như rất nhiều người khi cho dầu vào nồi và chờ dầu sôi đến bốc khói mới cho thức ăn vào để chiên, xào. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại.
“Một số người còn tiếc dầu ăn sau khi chiên, rán giữ lại để đun nấu cho lần sau thói queb tích kiệm này rất độc hại. Vì dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu.
Hơn nữa, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide… có thể gây ung thư”, Ths. Liên Hương cảnh báo.
TS.Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cũng cho biết một lỗi sai khi dùng dầu ăn nhưng ít người lưu ý tới đó là chỉ dùng dầu mà không dùng mỡ.
“Hiện nay, tôi thấy căn bếp trong mỗi gia đình gần thiếu vắng một hũ mỡ động vật. Mỡ động vật cũng có tác dụng nhất định, nó cung cấp lipid cho các hoạt động của cơ thể trong đó có bộ não, xây dựng các tế bào. Trong khi đó, thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega 3 và omega6).
Với trẻ nhỏ, người trường thành cần ăn mỡ và dầu với tỷ lệ 50:50 (50% dầu thực vật và 50% mỡ). Với người già chỉ nên ăn tỷ lệ 70:30 (70% dầu thực vật và 30% mỡ động vật)”, TS, Từ Ngữ nói.
Dùng dầu ăn đúng cách
Theo Ths Hương để sự biến tính của dầu ăn khi nấu ăn, chiên, rán, nên nên chỉnh nhiệt độ vừa phải, thực phẩm chín sâu hơn và không bị cháy. Không nên đun dầu ăn nóng tới mức bốc khói vì nhiệt độ cao sẽ khiến dầu ăn bị biến tính.
Dầu ăn sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi, không sử dụng lại bởi sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra trans fat- một a-xít béo có hại cho sức khỏe.
Sử dụng dầu ăn ở dạng ăn sống như; trộn salad, cho vào món xào, súp trước khi bắc ra khỏi bếp, sẽ giúp phát huy tác dụng của các a-xít béo không no và yên tâm dầu không bị biến tính.
Bảo quản dầu ăn ở nơi có nhiệt độ từ 25°C trở lên trong mùa lạnh. Bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, cách xa nguồn nhiệt và ánh sáng.
Ths. Liên Hương cho hay: “Trong quá trình bảo quản, khi gặp môi trường lạnh, dầu ăn thường có hiện tượng bị đông và chuyển sang màu trắng đục, gây lo lắng cho người sử dụng.
Thực ra, đây là hiện tượng vật lý tự nhiên, hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng ATVSTP như nhiều người nghi ngại”.