Phát hiện lỗ đen phá kỷ lục về khổi lượng, nặng hơn 40 tỷ lần so với mặt trời

Một lỗ đen được phát hiện ở một thiên hà khác với chúng ta đã phá vỡ kỷ lục là lỗ đen nặng nhất được biết đến từng được đo đạc.

Theo chuyên trang khoa học Phys.org, một lỗ đen nằm trong thiên hà Holm 15A mới được phát hiện, nặng gấp 40 tỷ lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn khổng lồ Very Large Telescope ở phía bắc Chile và Đài thiên văn Wendelstein ở Đức để thu thập dữ liệu về lỗ đen này, dựa trên bóng tối trung tâm giữa thiên hà đầy sao.

“Chỉ có vài chục phép đo khối lượng trực tiếp của các lỗ đen siêu lớn và chưa bao giờ được thử nghiệm ở khoảng cách xa như vậy”, Keith Jens Thomas, nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Ngoài Trái đất Max Planck, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. “Nhưng chúng tôi đã có một số ý tưởng về kích thước của lỗ đen trong thiên hà đặc biệt này, vì vậy chúng tôi đã thử nó.”

Lỗ đen đặc biệt này nằm trong cụm thiên hà Abell 85, bao gồm khoảng 500 thiên hà và cách Trái đất khoảng 700 triệu năm ánh sáng. Đây cũng là lỗ đen xa nhất mà các nhà khoa học đã có thể đo lường.

Phát hiện lỗ đen phá kỷ lục về khổi lượng, nặng hơn 40 tỷ lần so với mặt trời - Ảnh 1.

Bức ảnh đầu tiên về lỗ đen do con người chụp được.

Một lỗ đen hình thành khi một ngôi sao sụp đổ vào cuối quãng đời của nó. Lực hấp dẫn do sự sụp đổ của nó ngăn cản bất cứ thứ gì – kể cả chính ánh sáng – thoát ra ngoài, dẫn đến một khoảng trống lớn, màu đen.

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu thêm về các lỗ đen khó nắm bắt và bí ẩn tạo nên vũ trụ của chúng ta. Vào tháng 4 năm nay, các nhà thiên văn học đã có thể chụp được hình ảnh đầu tiên của một lỗ đen. Ánh sáng màu cam từ hình ảnh được chụp này giống như hình ảnh của “đĩa bồi tụ” lỗ đen của Jeremy Schnittman, nhà vật lý thiên văn nghiên cứu tại Trung tâm vũ trụ Goddard của NASA. Lỗ đen trong hình ảnh chụp được hồi tháng 4 nằm ở Messier 87, một thiên hà cách xa chúng ta 55 triệu năm ánh sáng.

Thậm chí, bây giờ chúng ta cũng đã có một ý tưởng về việc một lỗ đen có thể nghe như thế nào, nhờ các nhà vật lý từ Viện Công nghệ Massachusetts. Vào tháng 9, những phát hiện của họ được công bố trên tờ Tạp chí Vật lý đã báo cáo rằng một lỗ đen cỡ nhỏ có thể tạo ra âm thanh như tiếng kêu. Các nhà khoa học đã mô tả âm thanh đó là một dạng sóng nhanh chóng phát ra trước khi biến mất, hay một thứ gì đó giống với âm thanh của một tiếng hót líu lo.

Tham khảo digitaltrends 

 

Bảo Nam, theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/doi-song/phat-hien-lo-den-pha-ky-luc-ve-khoi-luong-nang-hon-40-ty-lan-so-voi-mat-troi-8201951214043370.htm