Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô – Nga

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga

Xe tăng Armata T-14 trong cuộc duyệt binh năm 2015.

Các cuộc duyệt binh sẽ được tổ chức hàng năm vào ngày 9/5 tại Moscow, các thành phố anh hùng và thành phố có trụ sở của các quân khu, hạm đội, đơn vị quân đội và Hạm đội Caspi.

Vào ngày 9 tháng 5 năm 2019, Nga sẽ tổ chức một cuộc duyệt binh tại Quảng trường Đỏ tại Thủ đô Moscow để kỷ niệm 74 năm Chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945.

Hãng tin Nga TASS đã đưa ra liệt kê chi tiết các cuộc duyệt binh đáng chú ý của Liên Xô và Nga trong “Ngày chiến thắng” từ sau Thế chiến thứ 2.

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới độc giả lược dịch bài viết này.

Cuộc duyệt binh đầu tiên năm 1945

Cuộc duyệt binh chiến thắng đầu tiên tại Quảng trường Đỏ diễn ra vào ngày 24/6/1945 được chỉ huy bởi Nguyên soái Liên Xô Konstantin Rokossovsky và được Phó Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô Georgy Zhukov giám sát.

12 trung đoàn hỗn hợp của Hồng quân được thành lập để tham gia cuộc diễu hành. Trong số đó có 10 là từ tất cả các phương diện quân hoạt động cuối chiến tranh, 1 từ Hải quân và một từ Bộ Quốc phòng.

Mỗi trung đoàn bao gồm hơn một nghìn chiến binh nổi tiếng, bao gồm các Anh hùng Liên Xô và những người lính nhận được Huân chương Vinh dự. Các chỉ huy của các phương diện quân và đơn vị quân đội tham gia diễu hành trước các trung đoàn.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 1.

Cuộc duyệt binh năm 1945.

Tổng cộng có khoảng 40000 quân nhân và khoảng 1850 trang thiết bị quân sự đã tham gia vào cuộc diễu hành.

Phần duyệt binh trên không đã bị hủy bỏ do thời tiết xấu. Tổng cộng có 200 lá cờ và biểu ngữ của Đức Quốc Xã đã bị ném xuống chân của Lăng Lenin.

Cuộc duyệt binh năm 1965

Vào năm 1946 và 1947, ngày 9 tháng 5 là một ngày lễ ở Liên Xô nhưng không có cuộc duyệt binh nào được tổ chức. Giai đoạn 1948-1965, Ngày chiến thắng không tổ chức chính thức.

Cho tới năm 1965, đánh dấu 20 năm của Ngày chiến thắng, ngày trở thành một ngày lễ quốc gia và ngày nghỉ.

Cuộc duyệt binh thứ hai diễn ra vào ngày 9/5/1965. Trong cuộc duyệt binh, Biểu ngữ Chiến thắng lần đầu tiên được diễu qua Quảng trường Đỏ.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 2.

Cuộc duyệt binh năm 1965.

Biểu ngữ chiến thắng được phụ trách bởi Đại tá Konstantin Samsonov, người phong tặng Anh hùng Liên Xô, Trung sĩ Mikhail Yegorov và Trung sĩ Meliton Kantaria, người đã treo cờ trên nóc tòa nhà Reichstag vào ngày 1/5/1945.

Buổi duyệt binh có sự tham gia của lực lượng bảo vệ Moscow và các học viên của các học viện quân sự cấp cao.

Các cuộc duyệt binh năm 1985 và 1990

Cuộc duyệt binh Chiến thắng tiếp theo diễn ra vào ngày 9/5/1985.

Ngoài các đơn vị quân đội và các trang thiết bị quân sự hiện đại, các cựu chiến binh tham gia cuộc duyệt binh cùng với các phương tiện chiến đấu của Thế chiến thứ 2 như xe tăng T-34-85, pháo tự hành SU-100 , pháo phản lực BM-13 “Katyusha”.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 3.

Cuộc duyệt binh năm 1985.

Quân nhân tham gia vào phần lịch sử của cuộc diễu hành đã mặc quân phục thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Cuộc duyệt binh diễn ra 5 năm sau, vào ngày 9 tháng 5 năm 1990, cũng bao gồm các trang bị quân sự thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945.

Trong phần lịch sử của cuộc diễu hành, một bản sao chính xác của Đài tưởng niệm Người lính Giải phóng Liên Xô tại Công viên Treptow của Berlin đã được diễu qua Quảng trường Đỏ.

Duyệt binh “Ngày chiến thắng” tại Quảng trường Đỏ

Cuộc duyệt binh lịch sử năm 1945 được tái triển khai tại Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/1995.

Các trung đoàn hợp nhất của các cựu chiến binh đại diện cho tất cả 10 phương diện quân thời chiến đi cùng với các biểu ngữ chiến đấu. Quân nhân Nga mặc quân phục thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại cũng diễu hành qua Quảng trường Đỏ.

Năm 1995, chính quyền Nga cũng đã đưa ra quyết định bổ sung cho cuộc duyệt binh thành phần không quân, trước đó các cuộc duyệt binh của Liên Xô và Nga đều không có phần này.

Đội hình được hình thành từ 79 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng (bao gồm cả Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160) để đánh dấu 50 năm Chiến thắng.

Năm 1995, chính phủ Nga đã thông qua một đạo luật liên bang về việc ghi nhớ “Ngày chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945”.

Theo tài liệu, các cuộc duyệt binh sẽ được tổ chức hàng năm vào ngày 9/5 tại Moscow, các thành phố anh hùng và thành phố có trụ sở của các quân khu, hạm đội, đơn vị quân đội và Hạm đội Caspi.

Năm 2000 là lần cuối cùng các cựu chiến binh tham gia theo dạng đội hình hành quân trong các cuộc duyệt binh.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 4.

Cựu chiến binh Hồng quân tham gia duyệt binh năm 2000.

Vào năm 2005, họ đã di chuyển trên Quảng trường Đỏ trong 130 chiếc xe được cách điệu như những chiếc xe tải thời chiến GAZ-AA để kỷ niệm 60 năm Chiến thắng.

Các cựu quân nhân Wehrmacht (Quân đội Đức trong thế chiến thứ 2) đã đến Moscow với tư cách là thành viên của phái đoàn Đức do Thủ tướng Đức Gerhardt Schroeder dẫn đầu với tư cách là khách mời trong cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ vào ngày 9/5/2005.

Năm 2010, các quân nhân nước ngoài từ 13 quốc gia, bao gồm Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Ba Lan và Cộng đồng các quốc gia độc lập (75 nhân viên từ mỗi quốc gia) lần đầu tiên tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 5.

Quân nhân Hoa Kỳ tham gia duyệt binh năm 2010.

Cuộc duyệt binh Chiến thắng năm 2011 có sự tham gia của số lượng quân nhân kỷ lục với gần 20000 người.

Sự trở lại của xe cơ giới hạng nặng, cầu vượt của máy bay

Xe cơ giới hạng nặng bắt đầu lăn bánh qua Quảng trường Đỏ của Moscow từ năm 2008 như một phần đặc biệt quan trọng của Duyệt binh Ngày Chiến thắng.

Bắt đầu từ ngày 9/5/2008, phần duyệt binh của máy bay chiến đấu trên Quảng trường Đỏ trở thành một phần không thể thiếu trong các cuộc duyệt binh. 32 chiếc máy bay đã bay qua Moscow. Số lượng tăng lên 69 một năm sau đó và lên tới 127 vào năm 2010.

Trong năm 2011 và 2012, chương trình không quân của cuộc diễu hành chỉ có năm máy bay trực thăng Mi-8, mang cờ của các quân khu thuộc Lực lượng Vũ trang Nga.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 6.

Xe tăng T-90 tham gia duyệt binh năm 2008.

Trong năm 2013, 2014 và 2016, số lượng máy bay cánh cố định và cánh quạt tham gia cuộc duyệt binh trên không tương ứng với ngày kỷ niệm của Chiến thắng (ví dụ ngày 9/5 sẽ là 95).

Năm 2017, Nga đã phải hủy bỏ cuộc duyệt binh trên bầu trời vì thời tiết xấu.

Trong năm 2012-2014, Cuộc duyệt binh Chiến thắng đã phô bày các trang thiết bị quân sự trên mặt đất mới nhất của Nga bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U, xe bọc thép Taifun K-63968 và tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S.

Trong cuộc duyệt binh năm 2015 để đánh dấu 70 năm Chiến thắng, Nga đã tiết lộ hàng loạt trang thiết bị quân sự đầy hứa hẹn:

Xe tăng Armata T-14, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15, xe chở quân VPK-7829, xe chiến đấu bộ binh bọc thép Kurganets-25, xe bọc thép đổ bộ đường không BTR-MDM “Rakushka”, pháo tự hành đổ bộ đường không 152mm Koalitsiya-SV…

Cuộc duyệt binh năm 2015 có sự tham gia của số lượng lớn nhất các trang thiết bị quân sự lên tới 194 phương tiện và 140 máy bay và trực thăng.

Nhìn lại những màn duyệt binh hoành tráng trong lịch sử Liên Xô - Nga - Ảnh 7.

Trực thăng trong cuộc duyệt binh năm 2015.

Cuộc duyệt binh năm 2018

Cuộc duyệt binh kỷ niệm 73 năm Chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945 huy động đến hơn 13.000 nhân viên và 150 hệ thống vũ khí.

Người Nga đã lần đầu tiên trong các cuộc duyệt binh ở Quảng trường Đỏ đưa vào các Robot chiến đấu Uran-6 và Uran-9, UAV cánh quạt Katran và UAV cánh cố định Korsar.

Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga đã di chuyển trên các xe quân sự như Tigr, Patrul và Ural.

Tổng cộng có 75 máy bay và trực thăng của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã bay qua Quảng trường Đỏ, bao gồm hai máy bay MiG-31 được trang bị tên lửa siêu thanh Kinzhal.

Cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng năm 2018.