Đậu bắp là một trong những thực phẩm được đánh giá rất cao trong việc chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là 3 thay đổi quan trọng sau khi ăn đậu bắp bạn nên biết.
Đậu bắp là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe
Đậu bắp là một trong những thực phẩm đang ngày càng trở nên phổ biến và ưa chuộng đối với nhiều quốc gia vì những giá trị dinh dưỡng đặc biệt và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.
Đậu bắp có nhiều tên gọi khác nhau, như đậu sừng dê, đậu cà phê… chủ yếu trồng ở Châu Phi, Châu Á và những nơi khác.
Hương vị của đậu bắp cũng rất độc đáo. Nó có một loại nước giống như chất nhầy kết dính và đã trở thành một món ăn mới thuộc nhóm rau quả đặc biệt trong những năm gần đây.
Bài viết này của bác sĩ Bành Hâm Nhụy, chuyên gia dinh dưỡng cộng đồng cấp quốc gia (TQ) chia sẻ những thông tin quý về đậu bắp giúp chúng ta có thể tận dụng tốt những thực phẩm từ tự nhiên vào việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày.
Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp
Đậu bắp là một trong những loại thực vật rất giàu protein, carbohydrate, vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, carotene, axit amin tự do, kẽm, kali, canxi, selen, v.v. Các chất có lợi của cơ thể con người, và tác dụng của đậu bắp được giới nghiên cứu thống kê ra rất nhiều ưu điểm.
Những tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe
Chỉ cần bạn kiên trì ăn đậu bắp trong 2 tuần, bạn sẽ cảm nhận được rất rõ những thay đổi kỳ diệu sau đây.
1. Tốt cho dạ dày, khớp
Mọi người đều biết rằng, mỗi khi bạn ăn đậu bắp, bạn sẽ nhìn thấy có một chất lỏng dính. Chất lỏng này được tạo thành từ các polysacarit như collagen và mucopolysacarit. Chức năng của nó có thể giúp chúng ta cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể và duy trì sức khỏe và sự hoạt động ổn định của các khớp.
Chất nhớt này có tác dụng bôi trơn vô cùng hiệu quả.
Đồng thời, nó không chỉ có thể thúc đẩy nhu động của đường tiêu hóa, mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn sinh học trong dạ dày.
Nếu bạn thường xuyên ăn đậu bắp, cơ thể sẽ nhận được nhiều tác dụng đối với những người bị viêm dạ dày, đường ruột, loét dạ dày, các bệnh đường tiêu hóa và các bệnh liên quan đến viêm khớp khác.
Ngoài ra, các chất polysacarit này cũng có thể hấp thụ một số “cholesterol xấu”, do đó làm giảm hàm lượng cholesterol. Đây chính là thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn thường xuyên, đặc biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị cho những người bị tăng lipid máu và bệnh gan.
2. Bảo vệ thị lực, nâng cao sức khỏe của mắt
Đậu bắp rất giàu vitamin A và carotene. Mỗi 100 gram đậu bắp chứa 52 mg vitamin A và 310 mg carotene. Mùa thu là mùa để bổ sung vitamin A do đã trải qua một mua hè bị thiếu hụt, đến mùa đông sẽ không đủ lượng vitamin A trong cơ thể sẽ gây ra chứng mắt mờ, nhìn kém, thậm chí xuất hiện chứng quáng gà.
Đậu bắp được cho là thực phẩm có thể bảo vệ thị lực của bạn. Nghiên cứu cũng cho thấy vitamin A còn có tác dụng chống ung thư, có lợi cho việc ức chế tế bào ung thư.
3. Phòng ngừa táo bón, giúp làn da căng mịn
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho một số người có triệu chứng táo bón, thậm chí ngày càng trầm trọng, xuất phát từ thói quen ăn uống mất cân bằng, ngồi nhiều ít vận động và những bệnh lý liên quan.
Đậu bắp có chứa một chất được gọi là pectin. Nó là một dạng chất xơ hòa tan có thể giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn hiệu quả, từ đó có thể ngăn ngừa táo bón. Nó cũng có lợi để tăng cường độ đàn hồi cho làn da. Do đó, mọi người có thể ăn đậu bắp thường xuyên để giúp làn da căng mịn hơn.
Đậu bắp tốt như vậy, chúng ta nên ăn thế nào để có được lợi ích tốt nhất?
Quả đậu bắp có thể toàn bộ mà không phải gọt bỏ bất kỳ phần nào. Không cần phải bỏ hạt hay gọt vỏ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể chuẩn bị đậu bắp và chế biến theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như chiên, luộc, nấu canh, xào, nướng… món ăn nấu theo cách nào đều rất ngon miệng.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là đậu bắp có tính hàn (lạnh), người nào có cơ thể suy nhược, thường xuyên đau bụng đi ngoài thì chú ý, chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn nhiều cùng lúc.
Phụ nữ có thai và cho con bú thì hạn chế ăn hoặc không nên ăn.
*Theo Health/KKnews