Giật mình cô gái vàng bơi lội bị ung thư máu: Chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu cảnh báo bệnh

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 430 nghìn người bị ung thư máu và hơn 2/3 số bệnh nhân ung thư máu tử vong. Bệnh tiến triển nhanh nếu không phát hiện kịp thời.

Hoang mang vì ung thư máu 

Ngày 12/2, trên trang cá nhân của mình Rikako Ikee 18 tuổi, là nữ vận động viên bơi lội Nhật Bản chia sẻ cô đang bị ung thư máu. Rikako được mệnh danh kình ngư của Nhật Bản. Cô khiến cả châu Á chú ý kể từ đại hội thể thao ASIAD 2018 khi giành tấm Huy chương vàng ngay trong ngày đầu tiên thi đấu 19/8, phá kỷ lục ASIAD ở nội dung 4×100 m với thời gian 3 phút 36 giây 52.

Thông tin Rikako bị ung thư máu khiến nhiều người giật mình. Trong khi đó bệnh ung thư máu là 1 trong 10 bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của cơ quan ung thư thế giới năm 2018 trên toản thế giới có hơn 400 nghìn người mắc ung thư máu thể bạch cầu và 309 nghìn người tử vong vì bệnh này.

Giật mình cô gái vàng bơi lội bị ung thư máu: Chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu cảnh báo bệnh - Ảnh 1.

Rikako Ikee chia sẻ mình mắc ung thư máu

Trường hợp em Nguyễn V. A 21 tuổi, quê Thái Bình không may mắc ung thư máu. V. A cho biết ban đầu em chỉ thấy những vết bầm trên da và chảy máu cam nhưng cô vẫn không nghĩ đó là bệnh máu ác tính. 

Đến lúc nghỉ hè về quê và bị sốt liên tục, cô được gia đình đưa đi viện khám qua xét nghiệm bác sĩ cho biết bị Lơ xê mi cấp. Lúc đó, V. A và gia đình chưa rõ đó là ung thư máu. Về nhà, V. A lên mạng tìm kiếm mới biết đó là bệnh ung thư máu nên V. A hoang mang lo sợ về bệnh của mình. 

Hay như trường hợp bé Đỗ T. T. 14 tuổi, Hưng Yên bị sốt không rõ nguyên nhân. Mẹ của T. cho biết con chị bị sốt cả tuần không đỡ cho bé đi đến phòng khám gần nhà truyền dịch cũng không cải thiện. Lúc đó, mẹ T. mới cho em lên viện. Bác sĩ khám phát hiện nhiều hạch cổ nên khuyên em đi viện kiểm tra. Lúc này, xét nghiệm máu ra bạch cầu cấp.

Bệnh của em T. đã được cảnh báo trước đó khoảng 1 tháng. Mẹ của em cho biết từ mùa hè thấy con mặc quần áo cộc phát hiện nhiều bầm tím trên da nhưng lại không để ý kỹ vì nghĩ bé có thể chơi chạy nên ngã bầm tím. Thậm chí, bé chỉ va chạm mạnh cũng bầm tím và mọi dấu hiệu này đều bị bỏ qua chỉ đến khi sốt không tìm được nguyên nhân mới cho con đi viện thì bệnh đã tiến triển mạnh.

Dấu hiệu ung thư máu

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng – Viện Huyết học và Truyền máu trung ương, tỷ lệ đi khám và phát hiện ung thư máu cao hơn trước. Đặc biệt,  bệnh thường mắc ở tuổi 2 đến 5 tuổi cao nhất còn ở người lớn ít hơn. Tuy nhiên, dưới 1 tuổi tỷ lệ gặp ít hơn nhưng tại Viện Huyết học truyền máu trung ương bác sĩ cũng gặp nhiều bé dưới 1 tuổi.

Ung thư máu không rõ nguyên nhân nên không thể phòng như thế nào vì thế họ chỉ ra các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc hóa chất, tia xạ, phóng xạ hoặc có thể nhiễm một số vi rút tiến triển lơ xê mi cấp nhưng đây chỉ là nguy cơ chứ không phải là nguyên nhân chỉ ra nên rất khó phòng ung thư máu.

Giật mình cô gái vàng bơi lội bị ung thư máu: Chuyên gia khuyến cáo dấu hiệu cảnh báo bệnh - Ảnh 2.

Ung thư máu bệnh mang tính cấp tính

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu theo bác sĩ Hồng đó là các dấu hiệu thực thể toàn thân như sốt, đau đầu, mệt mỏi, da xanh…

– Dấu hiệu sốt không tìm rõ nguyên nhân, điều trị không đỡ. BS Hồng cho biết đa số bệnh nhân đến với triệu chứng sốt nhưng uống hạ sốt không đỡ mới đi viện làm xét nghiệm thì phát hiện đó là ung thư máu

– Đau đầu có thể liệt do thâm nhiễm ở thần kinh trung ương

– Chấm đỏ trên da, gọi là xuất huyết dưới da

– Gan, lách to 

– Đau xương, nhiều bệnh nhân bị đau xương và đi khám cơ xương khớp qua xét nghiệm mới phát hiện ung thư máu

– Da tái xanh do thiếu máu do tế bào ung thư lấn át tế bào hồng cầu.

– Đổ mồ hôi nhiều về đêm

Ngoài ra, bệnh ung thư máu cũng có thể gây ra triệu chứng ở các cơ quan bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, ví dụ như nếu ung thư xâm lấn hệ thần kinh trung ương thì sẽ có thể gây nhức đầu, buồn nôn và nôn ói, mất ý thức, mất trương lực cơ và động kinh, lồi mắt…

Bệnh nhân đi khám đều ở giai đoạn muộn vì ung thư máu không chia giai đoạn tế bào ung thư vào máu đi khắp nơi nên diễn biến cấp tính nhanh. Với những bệnh nhân ung thư máu việc điều trị chủ yếu là bằng hóa chất và có thể ghép tủy. 

Nhiều bệnh nhân điều trị thành công nhưng đặc điểm của ung thư máu là có thể tái phát bất cứ lúc nào chính vì thế nhiều bệnh nhân sau khi điều trị thành công nghĩ là khỏi và khi bệnh tái phát thì bệnh nhân rất suy sụp.