Phàm là người thông minh, chớ phạm phải sai lầm này nếu không muốn tự khiến mình bẽ mặt

Tranh minh họa.

Người xưa từng có câu: “Người cần thể diện, cây cần vỏ”. Phàm là người bình thường, ai ai cũng muốn được người khác kính nể, tôn trọng.

Từ câu chuyện của một thư sinh nghèo ưa sĩ diện…

Đối với một bộ phận không nhỏ những người yêu thể diện trong xã hội ngày nay, sự sĩ diện trong mắt họ dường như đã nâng lên trở thành cấp bậc văn hóa.

Cách đây không lâu, trên các diễn đàn mạng xã hội Trung Quốc từng lưu truyền một câu chuyện bi hài về sự sĩ diện.

Chuyện kể rằng, có một anh thư sinh nhà nghèo nhưng lại ưa sĩ diện, lúc nào cũng tỏ vẻ rộng rãi chứ tuyệt nhiên không bao giờ thừa nhận rằng mình thiếu tiền.

Một lần, có tên trộm tưởng rằng anh chàng này nhiều tiền thật, bèn nhân lúc tối đến lẻn vào nhà thư sinh trộm đồ.

Nào ngờ nhà anh chàng này trống trơn, tìm khắp nơi cũng chẳng có lấy một vật đáng tiền. Tên trộm mới tức giận mà mắng: “Đúng là cái đồ quỷ nhà nghèo”.

Anh thư sinh nghe thấy câu này liền vội vàng bật dậy, vét hết mấy đồng tiền dưới chiếu, đuổi theo tên trộm kia mà van nài:

“Anh đến thật không đúng lúc, xin cầm tạm lấy ít tiền này, khi trở về nhớ giữ cho tôi chút thể diện, làm ơn đừng nói nhà tôi nghèo”.

Thực tế, giữ thể diện ở một mức độ nhất định để bảo toàn tôn nghiêm cho bản thân mình chưa bao giờ là một điều sai trái.

Cũng bởi vì vậy mà cổ nhân đã từng có câu: “Người cần thể diện, cây cần vỏ”. Phàm là người bình thường, ai ai cũng muốn được người khác kính nể, tôn trọng.

Thế nhưng, nếu việc giữ thể diện vượt quá mức cần thiết, vượt quá khả năng của bản thân, vậy thì thứ thể diện ấy lại trở thành một gánh nặng, một loại vỏ bọc.

Ảnh minh họa.

… đến bài học đau thương của một người hám danh, thích thể hiện

Có một sự thật ít ai để ý, đó là những người thuộc tầng lớp càng cao lại càng ít khi quan trọng thể diện.

Những người quá coi trọng thể diện thường sở hữu nội tâm yếu đuối, thiếu tự tin. Vì vậy họ mới cần thể hiện để chứng minh bản thân mình.

Trong khi đó, người có nội tâm mạnh mẽ, biết mình biết ta lại thường không quá quan tâm tới vấn đề thể diện.

Lại có một câu chuyện cười khác mang nội dung như sau:

Có hai người bạn đang đi cùng nhau, bất chợt, người bạn ưa sĩ diện thấy đằng trước có một cỗ kiệu lộng lẫy, bèn nói:

“Chủ cỗ kiệu  này là bạn thân của tôi. Anh ấy mà thấy tôi kiểu gì cũng hạ kiệu, xuống tận nơi chào hỏi. Tôi không thích người ngoài nói tôi trèo cao, vì thế hai ta nên tránh đi thì hơn”.

Nói đoạn, người kia liền lánh đến bên cạnh một ngôi nhà lớn. Nào ngờ đó lại chính là nhà của chủ kiệu.

Chủ kiệu vừa bước xuống đã thấy có người đang lén lút cạnh nhà mình, liền vô cùng tức giận mà quát: “Nhà ngươi lén lút ở nhà ta làm gì đấy?”.

Sau đó, ông hạ lệnh cho người đuổi đánh kẻ sĩ diện kia. Người còn lại thấy bạn mình mặt mũi bầm dập bèn nói: “Nếu đã là bạn thân, sao anh ta lại làm nhục cậu thế?”.

Tới lúc này, người sĩ diện chỉ đành cười gượng: “Anh ấy từ trước tới nay đều thế, quen đùa tôi đó mà”.

Có thể thấy, việc quá cố chấp giữ sĩ diện đôi khi lại trở thành nguyên nhân khiến chúng ta càng thêm bẽ mặt.

Người thông minh sẽ xem trọng nội hàm bên trong, học cách nâng cao nội tâm của chính mình để khiến bản thân càng thêm mạnh mẽ. Ngược lại, kẻ nông cạn lại chỉ xem trọng mặt mũi, cố chấp theo đuổi những thứ phù phiếm bên ngoài.

Ảnh minh họa.

Lời kết

Thể diện cũng giống như hành lý bên trong nội tâm của con người. Bạn càng để ý, nó sẽ càng trở nên nặng nề và khiến bạn phải phụ thuộc vào nó.

Học cách phân biệt và buông bỏ thể diện, cuộc sống của chúng ta chắc chắn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Đối với những người trẻ tuổi đang có trong tay hai bàn tay trắng, thể diện chính là thứ ngăn trở họ chạm tới thành công. Bởi lòng tự trọng quá mức sẽ biến thành tự cao, mà tự cao đích thị là một chướng ngại vật.

Đặc biệt, với những người yếu đuối, nhạy cảm, sự tự cao sẽ khiến cuộc đời họ dễ dàng đi chệch hướng. Bởi trong mắt họ, thứ gọi là tự trọng, là thể diện lớn hơn mọi thứ tình cảm khác.

Trên thực tế, lòng tự trọng chỉ là cái cớ và là tấm bình phong ngụy trang cho hết thảy những yếu đuối, tự ti, bất lực của một người nhạy cảm.

Người có thực lực chân chính sẽ không cần phô trương. Bởi họ không cần dùng tới thể diện để có được những cái ngước nhìn của người khác.

Ảnh minh họa.

Nếu bản thân chúng ta chưa đạt tới một trình độ, một vị trí có tầm ảnh hưởng nhất định, vậy làm ơn đừng quá sĩ diện. Suy cho cùng, thói quen sĩ diện, thích thể hiện sẽ chỉ làm khổ chính chúng ta mà thôi.

Cứ chăm chăm dành toàn bộ thời gian và tinh lực để tô vẽ cho cái vỏ bọc bên ngoài, sẽ có lúc bạn nhận ra rằng mình chẳng còn thời gian và cơ hội để nâng cao năng lực của bản thân.

Một khi không có bản lĩnh thực sự, bạn sẽ càng thêm mất mắt vì phải nhờ vả người khác, cũng sẽ đánh mất vô số cơ hội, thậm chí lãng phí mất cả một đoạn đường đời…