Người uống sữa hàng ngày so với người không uống sữa, sức khỏe có khác nhau nhiều không?

Chúng ta uống sữa hàng ngày nhưng có nhiều vấn đề băn khoăn chưa có câu trả lời. Nên uống bao nhiêu sữa, uống và không uống có khác nhau nhiều không, nên uống sao cho đúng?

Người uống sữa và người không uống, cơ thể có khác nhau không?

Sữa còn được gọi với một biệt danh mỹ miều là “huyết dịch màu trắng” để nhấn mạnh về hàm lượng dinh dưỡn cao, sự kết hợp dinh dưỡng hợp lý, trẻ sơ sinh chỉ cần uống sữa là có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

Điều này có thể cho thấy vai trò lớn nhất của sữa là cung cấp canxi, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể.

Một số người nói rằng, uống sữa chính là cách bổ sung canxi hợp lý nhất, điều này không phải là ý kiến sai lầm.

Trong xã hội hiện nay, theo các khảo sát lâm sàng cho thấy, số người trong tình trạng cơ thể chưa phải mắc bệnh nhưng không đủ khỏe chiếm từ 45 – 75%, đặc biệt là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ rất cao, trong đó thiếu thiếu canxi là nguyên nhân đầu tiên.

Hầu hết những nhóm người là dân công sở có tỉ lệ thiếu canxi cao là do không có thói quen uống sữa thường xuyên. Nếu thiếu sự bổ sung protein và canxi trong lâu dài có thể gây ra tình trạng răng lung lay, bệnh loãng xương, dễ gãy xương và cơ thể trở nên thấp bé, suy nhược.

Trong tài liệu “Hướng dẫn chế độ ăn uống của Trung Quốc” đã ban hành đưa ra đề xuất mỗi người nên uống 300g sữa nước mỗi ngày.

300g sữa nước này cung cấp cho chúng ta khoảng 300mg canxi và 9g protein chất lượng cao, một cốc sữa về cơ bản đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu canxi và protein của một người. Vì thế, việc uống sữa được xem là tốt cho sức khỏe hơn là không uống.

Người uống sữa hàng ngày so với người không uống sữa, sức khỏe có khác nhau nhiều không? - Ảnh 1.

Tuy nhiên, nếu bạn coi rằng sữa là một loại đồ uống “vạn năng” hay “siêu thực phẩm” thì bạn đã sai lầm rồi. Đây là 3 lưu ý bạn nên thận trọng.

1, Sữa không chắc có thể hỗ trợ để có giấc ngủ nhanh

Nếu sữa thực sự có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ, tại sao người ta vẫn uống sữa vào buổi sáng? Không phải như vậy sẽ là sự tự mâu thuẫn?

Uống sữa có thể hỗ trợ giấc ngủ ở góc độ giúp làm dịu tinh thần, cải thiện tâm trạng – đây là một trong những thói quen suy nghĩ mà chúng ta đã tin là như vậy. Trên thực tế lại không hẳn là đúng.

Theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh Bệnh viện Tam Giáp Bắc Kinh (TQ) cho biết, chất serotonin trong sữa mà lâu nay chúng ta cho rằng nó có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ chính là một loại hormone hạnh phúc trong não có tác dụng điều chỉnh tâm trạng của con người.

Từ đó, làm tăng năng lượng hoạt động, tăng cường trí nhớ, chỉ là cách làm cho mọi người ngủ bằng việc cải thiện cảm xúc của họ.

Do đó, uống sữa trước khi đi ngủ không nhất thiết là lựa chọn tốt nhất, vì điều này không chỉ làm tăng số lần đi vệ sinh vào ban đêm mà còn làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

2, Gây ra hiện tượng không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là do sự tiết lactase giảm trong cơ thể con người và không hoàn toàn phá vỡ lactose trong sữa mẹ hoặc sữa động vật.

Những người như vậy thường xuất hiện các phản ứng bất lợi như ợ hơi, đau bụng, tiêu chảy,… sau khi uống sữa.

Theo khảo sát cho thấy, trên thế giới có khoảng 2,5% người bị dị ứng với sữa bò, không phải ai cũng có thể uống sữa.

3, Không nên chủ quan với hàm lượng chất béo trong sữa

Uống sữa sẽ có hiệu quả bổ sung canxi cao hơn so với ăn thịt, nhưng cả hai đều chứa rất nhiều chất béo, mặc dù hàm lượng chất béo của sữa ít hơn so với thịt, nhưng đối với người có bệnh cholesterol cao, tiểu đường, thì không nên thường xuyên uống sữa nguyên chất.

Hãy kiểm soát tốt lượng sữa uống vào để không bị ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tăng nặng tình trạng bệnh.

Người uống sữa hàng ngày so với người không uống sữa, sức khỏe có khác nhau nhiều không? - Ảnh 2.

Cách uống sữa đúng và hiệu quả

Bạn nên uống sữa được làm nóng một cách gián tiếp, ví dụ như ủ sữa vào nước nóng thay vì đun sôi sữa. Hoặc bạn nên đun sữa với nhiệt độ thấp và thời gian ngắn, bởi nấu trực tiếp sữa sẽ khiến chất protein đông đặc trong sữa bị thất thoát, phá hủy thành phần canxi bên trong (thành phần giúp cơ thể dễ hấp thụ).

Nếu đun sôi sữa, thành phần lactose cũng sẽ bị phân hủy nên sẽ trở nên kém chất lượng và khó uống hơn.

Không nên uống sữa khi bụng rỗng, đói bụng sẽ khiến việc uống sữa trở nên bất lợi cho đường tiêu hóa.

Cách tốt nhất là nên ăn một chút thực phẩm liên quan đến tinh bột, ví dụ như mì, miến, cơm, cháo,… sẽ khiến cho cơ thể dễ hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong sữa.

Điều cuối cùng bạn cần nhớ là hãy chú ý không ăn trái cây hoặc uống nước trái cây trong vòng một giờ sau khi uống sữa, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sữa vào cơ thể.

*Theo Health/TT