Lộ diện bộ đôi “bảo bối” tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam

Đại tướng Ngô Xuân Lịch kiểm tra và động viên cán bộ, phi công, nhân viên Trung đoàn 935, Sư đoàn 370. Ảnh: Công Gianh/báo Phòng không – Không quân.

Bom thông minh KAB-500Kr có thể giúp tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam hủy diệt các mục tiêu phòng ngự kiên cố nhất với khả năng xuyên phá từ 1,5 – 2m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.

Cận cảnh quả bom mạnh nhất của Su-30MK2

Được đánh giá là một trong những “bảo bối” của dòng tiêm kích đa năng Su-30, bom dẫn đường thông minh KAB-500Kr được ví như “nắm đấm thép” của Su-30 trong các nhiệm vụ không kích, tiêu diệt các mục tiêu quan trọng như căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng cho đến các loại vũ khí, khí tài mặt đất.

Theo Báo PK-KQ, trong đợt kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại Sư đoàn không quân 370 trong hôm 15/2 vừa qua, Đại tướng Ngô Xuân Lịch – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng BQP đã được chỉ huy Sư đoàn 370 giới thiệu các tính năng kỹ chiến thuật của bom thông minh KAB-500Kr.

Đây là một trong những vũ khí tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 mà đơn vị được trang bị.

Lộ diện bộ đôi bảo bối tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam - Ảnh 1.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch kiểm tra và động viên cán bộ, phi công, nhân viên Trung đoàn 935, Sư đoàn 370. Ảnh: Công Gianh/Báo PK-KQ.

Đây cũng là lần đầu tiên hình ảnh về KAB-500Kr của Việt Nam xuất hiện công khai. Bởi trước đó vào năm 2009, Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) từng công bố việc Việt Nam mua một số biến thể của bom KAB-500/1500 từ Nga để trang bị cho Su-30MK2.

Bom thông minh KAB-500Kr được phát triển dựa trên nguyên mẫu bom dẫn đường FAB-500 do Liên Xô phát triển, tuy nhiên nó đã được tăng cường thêm nhiều tính năng vượt trội. Phiên bản KAB-500Kr được trang bị thêm đầu tự dẫn truyền hình ánh sáng thấp, cánh lái ở thân và đuôi đưa nó trở thành bom liệng không động cơ, có điều khiển.

Về xếp loại KAB-500Kr là loại bom điều khiển quang truyền hình thuộc nhóm vũ khí “thả và quên” được Liên Xô phát triển sau “người tiền nhiệm” KAB-500L, vào khoảng giữa thập niên 1980. KAB-500Kr được đánh giá có tính năng tương đương với GBU-15 của Mỹ.

Như đã nói ở trên KAB-500Kr cũng được chế tạo dựa trên bom FAB-500 bằng cách bổ sung một đầu dò quang truyền hình. KAB-500Kr có chiều dài 3,05 m; đường kính 0,35 m; sải cánh 0,75 m; trọng lượng 560 kg với đầu đạn xuyên giáp nặng 380 kg có khả năng xuyên phá qua 1,5 – 2 m bê tông cốt thép trước khi phát nổ.

Bom KAB-500Kr có thể được thả từ độ cao 500 – 5.000 m và tốc độ của máy bay ném là 550 – 1.100 km/h tương tự như KAB-500L, đầu dò quang truyền hình có thể khóa mục tiêu từ cự ly 15 -17 km, tùy thuộc vào tầm nhìn với độ sai lệnh chỉ nhỉnh hơn 1m.

Lộ diện bộ đôi bảo bối tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam - Ảnh 2.

Chỉ huy Sư đoàn 370 giới thiệu một số loại vũ khí trang bị với Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Ảnh: Báo Pháp Luật TP. HCM

KAB-500Kr và Kh-29TE bộ đôi tấn công mặt đất hoàn hảo

Ở thời điểm hiện tại các máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam đang sở hữu khả năng tấn công mặt đất không hề thua kém các máy bay Su-30 của Không quân Nga, khi lần lượt hình ảnh về các mẫu bom và tên lửa giành cho mẫu tiêm kích đa năng của ta lần lượt xuất hiện.

Trước khi xuất hiện hình ảnh về KAB-500Kr, thì từ năm 2017 trên một số báo lớn ta đã thấy Su-30MK2 Việt Nam mang theo các tên lửa không đối đất Kh-29TE trong một nhiệm vụ bay huấn luyện.

Mặc dù mạnh mẽ như tên lửa diệt hạm Kh-31A và không phải là tên lửa diệt hạm chuyên nghiệp, nhưng sự kết hợp giữa Kh-29TE và Su-30MK2 vẫn tạo ra các đòn tấn công hiệu quả từ trên không cho các nhiệm vụ thông thường.

Lộ diện bộ đôi bảo bối tấn công mặt đất mạnh nhất của tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam bay huấn luyện với tên lửa Kh-29TE. Ảnh: QĐND.

Kh-29 (AS-14 Kedge) là một gia đình tên lửa không đối đất tầm ngắn mang đầu đạn lớn do Liên Xô/Nga chế tạo, có thể trang bị cho máy bay tiêm kích – bom Su-24 hoặc tiêm kích đa năng Su-30.

Phiên bản Kh-29TE là loại sử dụng cơ chế dẫn quang truyền hình, được lắp đầu dò quang học tự động nhận dạng vật thể Tubus-2, tên lửa trước khi phóng sẽ “nhận diện” hình ảnh mục tiêu và sau khi phi công bấm nút khai hỏa, Kh-29 tự động bay tới theo dạng “phóng và quên”. So với Kh-29T, biến thể Kh-29TE có tầm bắn kéo dài từ 10 km lên thành 30 km.

Mặc dù vai trò chính là tên lửa đối đất dùng để yểm trợ hỏa lực trên bộ, chuyên diệt các loại công sự kiên cố, nhưng đầu đạn trọng lượng 320 kg của Kh-29TE đủ sức đánh chìm một chiến hạm có lượng giãn nước lên tới 10.000 tấn, vận tốc lên tới 1.250 km/h của nó khiến hệ thống phòng không đối phương phải rất vất vả khi đối phó.

Kh-29TE thường được trang bị cho máy bay tiêm kích bom Su-22, nhưng dĩ nhiên là Su-30MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam cũng hay mang loại tên lửa này trong những lần huấn luyện chiến đấu.