Lá lách, dạ dày có bệnh sẽ “cắt” tuổi thọ: 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để khỏe mạnh

Dạ dày, lá lách quyết định rất lớn đến sức khỏe và chất lượng sống. Đây là 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để các cơ quan này được chăm sóc một cách hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tật.

Lá lách và dạ dày có trục trặc là vấn đề mà nhiều người rất lo lắng. Lá lách và dạ dày không tốt hay có bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Nếu chất lượng thể chất quá kém cũng có thể khiến lá lách và dạ dày có bệnh.

Thực tế, chế độ ăn uống và sức khỏe thể chất có mối quan hệ nhất định với sức khỏe và sự vận hành của lá lách và dạ dày. Ngoài những lý do khiến lá lách và dạ dày yếu được nêu ra dưới đây, bài viết này cũng sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp nâng cao chức năng hoạt động của lá lách và dạ dày.

Nguyên nhân lá lách và dạ dày không tốt, thường xuyên xảy ra trục trặc

1. Ăn cay quá mức

Một số người có sở thích ăn cay trong hầu hết các bữa ăn của mình. Nếu không cho ớt vào thức ăn sẽ có cảm giác nhạt miệng. Mặc dù những thực phẩm có vị cay thường rất ngon, nhưng chúng có thể gây ra những thiệt hại cho lá lách và dạ dày là tương đối lớn.

Ngoài ra, vẫn có một số người có thói quen ăn uống thiên lệch, ăn kiêng hoặc kén chọn. Điều này vốn là một thói quen thiếu lành mạnh, vì bản chất ăn uống cần phải đa dạng dinh dưỡng, nếu bạn kén chọn thức ăn có thể dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng cần thiets.

Không nên có thói quen thích ăn gì thì ăn, mà không thích ăn thì không ăn, điều này hoàn toàn không có lợi cho dạ dày và lá lách. Khi ăn uống thiên lệch theo sở thích, sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng trong một thời gian dài, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, tự nhiên lá lách và dạ dày cũng dễ bị tổn thương.

Lá lách, dạ dày có bệnh sẽ cắt tuổi thọ: 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để khỏe mạnh - Ảnh 1.

2. Thường xuyên có tâm trạng chán nản

Tâm trạng tốt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Một khi một người có tâm trạng xấu, không chỉ sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn mà còn gây ra các rối loạn nội tiết. Từ đó có thể gây ra chứng chán ăn trong một thời gian dài.

Có thể thấy rằng nếu một người mắc các triệu chứng tâm lý, căng thẳng, chán nản trong một thời gian dài, tâm trạng tiêu cực đps có thể dễ dàng dẫn đến chức năng lá lách và dạ dày hoạt động kém hiệu quả.

Ngoài ra, bản thân đường tiêu hóa là một hệ thống nhạy cảm, có mối quan hệ lớn với các bộ phận còn lại trong cơ thể, tâm trạng sẽ ảnh hưởng tự nhiên đến nhu động ruột và bài tiết axit dạ dày.

Lá lách, dạ dày có bệnh sẽ cắt tuổi thọ: 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để khỏe mạnh - Ảnh 2.

3. Thói quen ăn uống quá nhiều

Ăn quá nhiều là một thói quen xấu mà nhiều người thời hiện đại đang mắc phải. Thực tế, dù bạn có thèm ăn hay cảm thấy món ăn ngon cỡ nào, thì cũng không nên ăn uống mọi thứ quá nhiều. Nếu thức ăn nạp vào quá mức, sẽ gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.

Nếu một người có thể duy trì trạng thái ăn no khoảng 70% (tức là lưng lửng bụng) thì có thể nâng cao và kéo dài tuổi thọ thêm 30%. Ăn quá nhiều sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lá lách và dạ dày, và thói quen xấu này rất có hại cho sức khỏe tổng thể.

Lá lách, dạ dày có bệnh sẽ cắt tuổi thọ: 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để khỏe mạnh - Ảnh 3.

Muốn chăm sóc lá lách và dạ dày đúng cách, bạn nên bắt đầu từ đâu?

1. Duy trì chế độ ăn uống có chuẩn mực

Kiểm soát chất lượng của chế độ ăn uống là điều kiện cơ bản nhất để duy trì tuổi thọ, có thể giúp cho lá lách và dạ dày khỏe mạnh, từ đó nâng cao chất lượng làm việc của dạ dày.

Trong quan niệm ăn uống của Trung y xưa, người ta khuyên rằng bạn không bao giờ nên ăn quá mức, dẫn đến dư thừa độ ẩm trong cơ thể, tạo ra bệnh. DO đó, muốn dạ dày lá lách khỏe thì nên ăn uống tiết chế, ăn vừa đủ, tốt nhất ăn no 7 phần, trừ 3 phần bụng rỗng để cơ thể hoạt động nhẹ nhàng hơn.

2. Duy trì thói quen ăn uống chậm rãi vừa đủ, không vội vàng

Bất kể bạn ăn gì, bạn cũng phải nhai chậm. Nếu bạn ăn quá nhanh sẽ làm hỏng lá lách và dạ dày. Vì nhai là công việc cơ bản nhất của quá trình tiêu hóa thức ăn, bạn phải chú ý nhai chậm khi ăn. Đây là cách duy trì quan trọng và có hiệu quả lớn nhất trong việc bảo vệ lá lách và dạ dày.

3. Giữ đúng quy tắc ăn uống có giờ giấc, điều độ

Chế độ ăn uống của một người phải thường xuyên duy trì điều độ, đúng giờ. Đây là nguyên tắc giúp cơ thể có thể phát triển ở trạng thái vận động đều đặn, đồng thời duy trì việc cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và bình thường cho cơ thể.

Lá lách, dạ dày có bệnh sẽ cắt tuổi thọ: 3 điều nên tránh, 4 điều nên làm để khỏe mạnh - Ảnh 4.

4 Không ăn uống khi tức giận, bực bội

Khi bạn ăn, bạn phải bình tĩnh và thoải mái. Nếu bạn ăn trong trạng thái cảm xúc quá khó chịu và mệt mỏi hay tức giận, việc vận động máu lên não sẽ ảnh hưởng, từ đó tác động đến tiêu hóa và làm tổn hại sức khỏe của lá lách và dạ dày.

Lá lách và dạ dày không hoạt động lành mạnh về cơ bản là do có sự liên quan đến thói quen ăn uống cá nhân, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã chú ý đến chế độ ăn uống của mình thật sự đúng cách.

*Theo Health/39