Đi tìm lời giải: Vì sao Việt Nam “lọt” vào danh sách “hiếm” các quốc gia có tỉ lệ cao về vi phạm bản quyền

Thay vì được ghi nhận, tôn vinh và tạo điều kiện để phát triển, các sản phẩm sáng tạo, trí tuệ trong kinh tế có tính đặc trưng với chất lượng được khẳng định về mặt thời gian (gọi chung là di sản kinh tế) đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tại Việt Nam.

Di sản kinh tế – Hiểu sao cho đúng?

Ngoài các đặc trưng chung của di sản như sự độc đáo, giá trị lịch sử và tính biểu trưng gắn với một đối tượng cụ thể (thời kỳ, địa lý, doanh nghiệp…), di sản kinh tế còn được thể hiện qua tính chất thương mại, sự uy tín của thương hiệu và nhất là yếu tố “sở hữu độc quyền”, đảm bảo tính nguyên mẫu.

Như vậy, công thức để tạo nên một miếng gà KFC, biểu tượng “trái táo cắn dở” của Apple, viên gạch xếp Lego, tri thức từ sách và các tài liệu, phương pháp huấn luyện của Dale Carnegie đều có thể được xem là những di sản kinh tế và cao hơn nữa là di sản tri thức.

Dễ hiểu nhưng khó tìm

Khái niệm tuy đơn giản nhưng để tạo ra di sản kinh tế lại là một hành trình gian nan mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Tài chính, thời gian, con người và nhất là cái “tâm” dành cho DN – là những nguồn lực quan trọng và là yếu tố then chốt để duy trì và củng cố cho quá trình này.

Coca Cola luôn nằm trong danh sách những thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới dù kinh doanh một sản phẩm duy nhất trong suốt 133 năm (từ 1886) bởi vì DN này luôn ý thức sâu sắc nhiệm vụ trọng yếu là bảo vệ “di sản kinh tế” của chính mình.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 1.

Cửa trước “két bảo mật” chứa công thức làm nên hương vị của thức uống Coca Cola tại Atlanta (Hoa Kỳ). Ảnh: Internet

Ngoài việc chi đến hàng triệu đô-la quảng bá thương hiệu trong từng thời kỳ nhằm nâng cao nhận diện về biểu tượng “dải băng năng động”, sắc đỏ đặc trưng cũng như hình ảnh “thức uống của cảm xúc”; nhãn hàng này còn liên tục cho ra các mô hình “bảo tồn” như bảo tàng Coca Cola (Atlanta, Hoa Kỳ) và các chiến dịch kỷ niệm lịch sử được hình thành và tổ chức định kỳ.

Di sản kinh tế cũng …..cần được bảo tồn!

Vấn đề bảo tồn di sản còn đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế thế giới bắt đầu đón nhận các yếu tố “mở”, “tương tác”, “hòa nhập” – đơn cử qua các hoạt động M&A, buộc các doanh nghiệp sở hữu di sản kinh tế càng phải củng cố vị thế của mình trong dòng chảy chung để không bị “cuốn đi”.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 2.

Do Palmolive mua thương hiệu Dạ Lan nhưng không đăng ký bảo hộ độc quyền. Năm 2009, chủ sở hữu Dạ Lan lấy lại được thương hiệu và quyết tâm hồi sinh nhãn hàng nhưng kết quả ban đầu vẫn cho thấy nhiều khó khăn, hạn chế. (Ảnh: công ty Dạ Lan)

Người Việt từng “bồi hồi” chứng kiến một Dạ Lan nổi tiếng một thời “tây hóa” thành Colgate hay “triều đại” hơn 100 năm của Bia Sài Gòn gần đây rơi vào tay người Thái trong tiến trình chung của kinh tế hội nhập. 

Song, viễn cảnh lạc quan hơn lại được dễ dàng tìm thấy ở nhiều doanh nghiệp ngoại. Heineken luôn tự hào với truyền thống 155 năm của mình khi liên tục cho ra những chiến dịch tiếp nối và phát huy.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 3.

Một góc không gian trải nghiệm tại Bảo tàng bia Heineken đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh tổng hợp).

Gần đây nhất, mô hình “bảo tàng di sản thương hiệu” (có bán vé và chương trình tham quan như một bảo tàng thông thường) – ‘The World of Heineken’ cũng được doanh nghiệp này áp dụng thành công tại Việt Nam (sau quê hương Hà Lan) là một minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của “bia xanh” đến việc bảo tồn di sản kinh tế của mình.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 4.

11 gia vị làm nên miếng gà thơm ngon của KFC vẫn còn là một bí ẩn. (Ảnh sưu tầm trên internet)

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp toàn cầu còn thực hiện chiến dịch thú vị hơn như “truyền thuyết hóa” di sản thương hiệu. “Tin đồn” về công thức bí mật hiện đang giấu trong những căn phòng an ninh của KFC và Coca Cola là một trong số những ví dụ điển hình.

Trước làn sóng công nghiệp hóa, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chạy theo lợi nhuận để làm giàu nhanh chóng. Chỉ một ít bộ phận (mà doanh nghiệp lâu năm chiếm đa số) vẫn còn trung thành với lý tưởng “đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn” cho cả người tiêu dùng của họ và cộng đồng, xã hội chung.

Do đó, bảo vệ di sản tốt đẹp của nền kinh tế, cũng chính là cách doanh nghiệp có “tâm” tạo uy thế, vừa đóng vai trò động viên phát triển các sản phẩm lành mạnh cho người dùng trong tương lai.

Nhìn lại di sản kinh tế tại Việt Nam: Rủi ro từ “cá mập”

Đều thuộc ngành gia vị, gây tiếng vang bởi sản phẩm chất lượng và lịch sử lâu đời, nhưng nước tương Kikkoman (Nhật Bản) và dầu hào Lee Kum Kee (Hồng Kông) đang sở hữu khối tài sản tiền tỷ (USD) cùng đế chế thực phẩm toàn cầu, trong khi nước mắm Liên Thành hay nước tương Nam Dương của Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm lại vị thế trên thị trường, cả trong và ngoài nước.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 5.

Giá trị tài sản ròng trích từ báo cáo thường niên năm 2018 của Kikkoman (Nhật Bản).

Vì sao lại có cách biệt đến thế? Nếu chỉ do năng lực cạnh tranh thấp, câu trả lời sẽ đúng nhưng chưa đủ.

Không phải tự nhiên mà một bộ phận các “ông lớn” của nền kinh tế được ví như cá mập. Chương trình truyền hình về khởi nghiệp nổi tiếng của Mỹ (gần đây có mặt tại Việt Nam) cũng được lấy tên là Shark Tank (tạm dịch: Bể cá mập) và thậm chí thuật ngữ kinh tế “sharkonomics” (Kinh tế học cá mập) đã được sử dụng phổ biến ngay sau khi tác phẩm cùng tên của Stefan Engeset ra đời. Khả năng “săn mồi” âm thầm nhưng sắc gọn chính là điểm tương đồng lớn nhất của hai đối tượng này.

Khác với khuynh hướng cạnh tranh “win-win” (đôi bên cùng có lợi), các “cá mập kinh tế” thường chọn xu hướng “triệt hạ” và hướng đến mục tiêu làm chủ “cả một vùng biển lớn”. Khu vực kinh tế có càng nhiều “cá mập”, cạnh tranh diễn ra càng gay gắt và số phận ngắn ngủi của những “bầy cá nhỏ” hàng trăm con (doanh nghiệp nhỏ và vừa hay thậm chí là người tiêu dùng) là điều khó tránh khỏi.

Liệu có lối thoát nào cho di sản kinh tế giữa một thị trường nhiều “cá mập”? Yêu cầu về một tổ chức bảo hộ, hay ít nhất là những chiến lược dài hạn, nâng tầm các di sản kinh tế được xem là những chiến lược cần thiết để những doanh nghiệp này tồn tại giữa thị trường nhiều “cá mập”.

Đến di sản tri thức cũng “than khóc trời xanh”

Mọi sự thay đổi hành vi đều bắt đầu với nhận thức, trong chuyện bảo tồn di sản kinh tế cũng vậy. Đáng tiếc thay, ý thức của một bộ phận người tiêu dùng tại Việt Nam còn hạn chế; ghi nhận trong chính lĩnh vực có khả năng thay đổi nhận thức con người, cần được tôn trọng và quan tâm nhiều nhất: tri thức và giáo dục.

Một ví dụ điển hình, trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm (Dale Carnegie Việt Nam) đã từng gặp phải những khó khăn trong quá trình triển khai nhượng quyền giáo dục từ một tổ chức tư vấn phát triển năng lực có văn phòng trên khắp thế giới cho các nhà lãnh đạo, doanh nhân tại Việt Nam.

Trong hơn 100 năm qua, hệ thống kiến thức và giải pháp của Dale Carnegie đã không ngừng được cập nhật, mở rộng và hoàn thiện thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế. Các tổng giám đốc Dale Carnegie trên khắp thế giới đã sử dụng kinh nghiệm huấn luyện và tư vấn cho rất nhiều công ty với quy mô khác nhau thuộc tất cả ngành nghề gia tăng kiến thức và hiệu quả làm việc. Kết quả của những kinh nghiệm tích góp trên toàn cầu chính là nguồn trí tuệ kinh doanh vô tận mà nhờ nó các chủ doanh nghiệp không ngừng nâng cao các kết quả kinh doanh.

Nhà sáng lập tổ chức, ông Dale Carnegie, từng được biết là cha đẻ của cuốn sách huyền thoại “Đắc Nhân Tâm” cũng được vinh danh là ‘Mega Guru’ về nghệ thuật sống đẹp, người tiên phong trong lĩnh vực đào tạo và huấn luyện người lớn trong môi trường làm việc .

Với bề dày lịch sử của những di sản tri thức đã tồn tại bền vững hơn một thế kỷ, đến nay, Dale Carnegie vẫn là tổ chức tiên phong, nguyên mẫu và tốt nhất trong lĩnh vực phát triển con người trong môi trường làm việc. Là một trong những tài liệu, hệ thống kiến thức và phương pháp huấn luyện độc đáo về phát triển tiềm năng tốt nhất của đội ngũ, việc nhượng quyền hệ thống và chương trình đào tạo, huấn luyện và tư vấn của Dale Carnegie là không hề dễ dàng.

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 6.

Các công trình trí tuệ của Dale Carnegie luôn là “miếng mồi ngon” của nạn vi phạm bản quyền. (Ảnh tổng hợp)

Do đó, ngoài sự đầu tư về tài chính, đơn vị được chọn nhượng quyền ngoài việc đáp ứng được quy trình chứng nhận chuyên gia huấn luyện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được kiểm tra lại hàng năm và mỗi ba năm phải thi lại để cấp lại chứng chỉ thì phải đảm bảo đại diện được những giá trị cốt lõi của Dale Carnegie.

Tiếp nhận đã khó, phát triển mô hình nhượng quyền giáo dục như Dale Carnegie trong nước lại vất vả hơn. Lý do là bởi Dale Carnegie vừa phải đảm bảo những tri thức này phù hợp với bối cảnh thực tế tại Việt Nam mà vẫn giữ trọn tinh thần di sản Dale Carnegie toàn cầu, mặt khác phải tìm cách bảo vệ khỏi nguy cơ bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang phổ biến tại thị trường này. Những năm đầu hoạt động, Dale Carnegie ngay lập tức đã vướng vào những vấn đề không thể tránh khỏi của nguy cơ này.

Cụ thể, một chuyên gia huấn luyện từng hợp tác với Dale Carnegie Việt Nam đã không chỉ mượn danh uy tín của tổ chức để “tiếp cận” với một số khách hàng mà còn ngang nhiên sử dụng tài liệu thuộc sở hữu trí tuệ của Dale Carnegie và những phương pháp đã được đào tạo, chứng nhận đến hơn 250 giờ để trục lợi cho chính mình và hành vi vi phạm bản quyền này gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng kiến thức và quyền lợi của khách hàng, học viên..

Điều đáng nói là “danh” chuyên gia huấn luyện của Dale Carnegie không phải dễ dàng để “mượn” khi mà tổ chức có lịch sử 100 năm này đặt ra yêu cầu và quy trình khắt khe nhất trong việc tuyển chọn và sát hạch.

Mặc dù đã kéo dài gần thập kỷ mà chưa được ngã ngũ nhưng vụ lùm xùm này được khép lại với lời yêu cầu trả lại những di sản của Dale Carnegie cho đơn vị sở hữu hợp pháp duy nhất tại Việt Nam (trường doanh nhân Đắc Nhân Tâm Dale Carnegie) mà không đòi hỏi một khoản bồi thường nào về mặt tài chính.

Theo ghi nhận, quan điểm của Dale Carnegie, đại diện cho tổ chức giáo dục thì sự việc trên không nhằm mục đích tranh chấp mà là lời kêu gọi thức tỉnh lòng tự trọng cá nhân và phẩm chất chính trực cần có của người thầy, một trong những thước đo văn minh của cả một quốc gia.

Tổ chức này cũng chia sẻ một thông tin đáng buồn là tại cuộc họp quốc tế thường niên của Dale Carnegie toàn cầu, Việt Nam là một trong hai đại diện quốc gia duy nhất (bên cạnh Trung Quốc) được nhắc đến trong danh sách các khu vực có tỉ lệ cao về vi phạm bản quyền các di sản Dale Carnegie. Do đó, Dale Carnegie Việt Nam quyết tâm theo đuổi và đấu tranh đến cùng cho vấn đề bản quyền với mục tiêu lớn lao hơn là thay đổi nhận thức xã hội theo hướng tích cực, bảo vệ lòng tự tôn dân tộc và hình ảnh đẹp của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Gỡ nút thắt di sản kinh tế với xu hướng tiêu dùng “thuần chất”

Trong khi Việt Nam còn “than khóc trời xanh” về sở hữu trí tuệ, các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Heineken đã chi bội tiền để “bảo tồn” di sản kinh tế - Ảnh 7.

Người tiêu dùng chuộng “thuần chất” liệu có sẵn sàng góp tiếng nói bảo tồn di sản kinh tế? (Ảnh tổng hợp)

Tuy có nhiều bất cập, phần lớn người tiêu dùng hiện nay đang có xu hướng chọn mua các sản phẩm “thuần chất” (đặc trưng của các di sản kinh tế). Từ các sản phẩm phổ biến như thực phẩm organic, thực phẩm sạch đến các sản phẩm nghệ thuật như nghe nhạc có bản quyền … là một vài trong số hàng trăm các sản phẩm tiêu dùng đang bắt đầu khẳng định vị thế của mình trên thị trường bởi giá trị nguyên bản.

Bên cạnh đó, những hiệu ứng lan tỏa như chuyện bảo vệ môi trường hay bảo tồn văn hóa ít nhiều đã mở ra những khuynh hướng “nghĩ về một xã hội văn minh hơn”. Như vậy, chuyện bản quyền hay rộng hơn là di sản kinh tế cũng không phải không thể có lời kết đẹp.

Song, một số là chưa đủ để khẳng định tương lai tích cực. Giáo dục nhận thức – nhất là ở phạm vi cộng đồng, cần có quá trình tác động liên tục và việc đòi hỏi những thay đổi tức thời là điều bất khả thi. Do đó, chỉ gây chú ý và tạo hiệu ứng như vụ kiện bản quyền Thần Đồng Đất Việt của họa sĩ Lê Linh và mới nhất là vụ đạo diễn Việt Tú giành phần thắng trong vụ tranh chấp bản quyền tác phẩm “Ngày xưa” là chưa đủ.

Còn quá sớm để nói về những thay đổi lớn, nhưng ít nhất, nếu mỗi người trong xã hội đều tự nhìn nhận và có ý thức thay đổi nhận thức về bản quyền, những “Dale Carnegie” sẽ không còn “cô độc” trên hành trình tìm kiếm sự công nhận và tôn trọng cho di sản kinh tế tại Việt Nam.