Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: “Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn”

Người dân sinh sống cạnh bãi rác Nam Sơn chia sẻ, hàng chục năm nay họ phải sống trong cảnh khó khăn, cuộc sống đảo lộn vì ảnh hưởng của bãi rác. Mùi hôi thối, ruồi muỗi, nước bẩn trở thành nỗi ám ảnh của hàng nghìn người dân nơi đây.

Ăn, ngủ giữa đường để chặn xe chở rác

Mấy ngày vừa qua, vụ việc người dân chặn xe rác vào bãi rác Nam Sơn (xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gây nên cảnh rác thải chất đống toàn thành phố, bốc mùi hôi thối khiến nhiều người sợ hãi. 

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 1.

Người dân ngủ ngoài đường, ngày đêm canh không cho xe rác vào bãi.

Chúng tôi tìm về nơi người dân tập trung chặn xe rác để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc này. Theo quan sát của chúng tôi, có hơn 40 người dân ở xã Nam Sơn và Hồng Kỳ tập trung tại khu vực cạnh bãi rác để chặn xe không cho vào trong. 

Tất cả họ đều đã ở đây suốt 4 ngày qua, cả ngày lẫn đêm. Họ dựng lều nghỉ ngơi, ăn uống tại chỗ.

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 2.

Người dân đã túc trực ở đây suốt 4 ngày đêm vừa qua

Chia sẻ với phóng viên, một người dân có mặt tại đây cho biết việc chặn xe rác của họ là việc làm bất khả kháng, xuất phát từ việc tiền hỗ trợ để họ đến chỗ ở mới. 

“Chính quyền địa phương hứa trong quý 4 sẽ trả tiền hỗ trợ để những hộ dân trong diện chuyển đi nhưng đến nay đã quá thời hạn mà chúng tôi chưa nhận được tiền nên ra chặn xe, yêu cầu được giải quyết. Chúng tôi cũng không đồng ý vị trí tái định cư mới, chỗ này cũng nằm cạnh bãi rác, cuộc sống của chúng tôi vẫn phải chịu ảnh hưởng từ bãi rác”, người phụ nữ chia sẻ.

Theo ghi nhận, đến khoảng 17h chiều cùng ngày, sau quá trình đối thoại của chính quyền, người dân đã tự nguyện ra về, các xe rác đã nhanh chóng đưa rác vào bãi. Trao đổi với PV, phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết, việc người dân chặn xe rác đã được giải quyết xong.

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 3.

Người dân chỉ chịu ra về sau khi có cuộc đối thoại với chính quyền địa phương

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 4.

Xe rác đã có thể vào bãi

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cũng cho biết, chính quyền địa phương đã thông báo phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân quanh khu vực này. “Trước đây, thành phố có chủ trương cho di dời trong phạm vi ranh giới vùng ảnh hưởng từ 0 – 500m nhưng mình làm chậm nên thành phố có quyết định sẽ đẩy nhanh tiến độ lên, dự kiến sang quý II năm 2019 có thể trả được tiền cho dân”, ông Mạnh cho biết. 

Khốn khổ vì bãi rác

Sự việc người dân chặn xe rác không phải diễn ra lần đầu tiên, trước đó người dân địa phương đã chặn xe rác bởi không thể chịu nổi cuộc sống cạnh bãi rác này. Theo họ, từ ngày có bãi rác, cuộc sống của họ bị đảo lộn, phát sinh rắc rối.

Bà M. sinh sống cạnh bãi rác Nam Sơn cho biết, bãi rác này xuất hiện từ 20 năm trước, và từ đó đến nay người dân phải chịu đựng nhiều phiền phức. Đó là việc rác trong bãi bốc mùi hôi thối, là việc ruồi muỗi đậu kín nhà gây ô nhiễm, nguồn nước bị ảnh hưởng, tình trạng bệnh về đường hô hấp gia tăng.

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 5.

Theo lời người dân cạnh bãi rác Nam Sơn, nơi đây đã từng 2 lần có dịch ruồi hoành hành gây ám ảnh

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 6.

Túi ruồi nặng gần 1 cân…

Cuộc sống cạnh bãi rác lớn nhất Hà Nội: Trong xóm có đám cưới chỉ đến uống chén rượu, không dám ăn - Ảnh 7.

“Ruồi có ở khắp mọi nơi, muốn ăn cơm phải mắc màn”

“Chúng tôi ở đây chịu nhiều phiền phức lắm. Mùa nắng bãi rác bốc mùi nồng nặc, gió hướng nào thì người dân sống hướng đó phải chịu, mùa mưa tới, sau mỗi trận mưa nắng lên bãi rác lại bốc mùi cả làng chịu chung. Chưa kể đã hai lần xảy ra dịch ruồi khiến cả làng bị ám ảnh, ruồi đậu khắp nhà, chúng tôi phải đeo khẩu trang, ăn cơm phải mắc màn. Trong xóm có đám cưới, đến uống chén rượu chứ không dâm ăn đồ ăn vì vừa đặt đồ ăn ra ruồi đã đậu kín. 

Có gia đình ngày diệt được 5 cân ruồi, nói đến ai cũng sợ. Chưa kể, từ ngày có bãi rác, người mắc bệnh về hô hấp nhiều hơn, nguồn nước chúng tôi cũng bị ảnh hưởng, giờ đây chúng tôi đã được cấp nước sạch để dùng”, bà M. chia sẻ.