Câu chuyện đáng kinh ngạc về một người phụ nữ bị ung thư vú trong khi mang thai

Làm thế nào để một người phụ nữ chiến đấu và sống sót sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết (triple-negative breast cancer) trong khi mang thai.

Tháng 9 năm 2007 khi Stephanie Hosford 37 tuổi, phát hiện ra một khối u có kích thước như hạt đậu trong vú. Khối u này là một trong những điều làm thay đổi cuộc sống của cô.

Vào thời điểm đó, cô và chồng, Grant, đang nuôi một đứa con trai nhỏ và cố gắng sinh một đứa con. Thực tế, họ đã trải qua 2 năm tìm kiếm con nuôi.

Kết quả chụp quang tuyến vú sau siêu âm và sinh thiết bằng lõi kim mang lại nhiều thông tin đáng lo ngại.

Đó là loại ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết (triple-negative breast cancer – TNBC), một dạng bệnh ung thư vú đặc biệt.

Sau 5 năm cố gắng có con, có thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với hai vợ chồng cô. Có một đứa bé đang hình thành trong gia đình cô. Nhưng tin mình bị ung thư đã phá hỏng tất cả niềm vui đó.

Câu chuyện đáng kinh ngạc về một người phụ nữ bị ung thư vú trong khi mang thai - Ảnh 1.

Quyết định giữa sự sống và cái chết

Tôi đã hoàn toàn sợ hãi, bối rối, hoàn toàn không biết phải làm gì,” Hosford nói. “Chồng tôi và tôi có những cảm xúc rất mâu thuẫn. Chúng tôi rất vui khi có thai, nhưng bị ung thư khiến cho chúng tôi suy sụp.”

Các bác sĩ tư vấn phẫu thuật cho biết tình trạng của cô đặc biệt nghiêm trọng. Họ bảo cô họ sẽ phải chấm dứt thai kỳ. Vì vậy, họ đã sắp xếp cho cô một số buổi tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa khác nhau, tất cả các bác sĩ đều cho biết cùng một lời khuyên đau lòng.

Sau đó, chồng cô nói với cô rằng anh đã nghe nói về một nơi gọi là Thành phố Hy vọng (City of Hope) và anh muốn có thêm một ý kiến từ ​​chuyên gia.

Hosford không mong đợi thực hiện một cuộc hẹn khác, để lại nghe về một lời khuyên bắt cô phải từ bỏ đứa con.

Tuy nhiên, họ đã gặp bác sĩ Benjamin Paz, một bác sĩ phẫu thuật ung thư tại thành phố Hope ở California, và Hosford nói rằng cô ngay lập tức có một hy vọng đang nhen nhóm lên trong lòng.

“Bác sĩ Paz là một trong những người ấm áp và chân thành nhất mà tôi từng gặp. Khi chúng tôi hỏi về việc chấm dứt thai kỳ, ông ấy nói rằng chúng tôi không cần phải làm vậy. Tôi có thể được điều trị trong khi mang thai,” Hosford nói.

Điều đó đã làm thay đổi mọi thứ

“Khi bạn có một bệnh nhân đang đứng trước chờ đợi bạn, thật ra điều bạn cần làm không phải là điều trị căn bệnh ung thư,” bác sĩ Paz nói.

“Chúng tôi có chủ trương tập trung vào căn bệnh này chứ không phải bản thân của bệnh nhân. Điều đầu tiên bạn phải làm là dành thời gian để hiểu tầm quan trọng của tất cả điều này đối với họ. Thứ mà Stephanie và Grant muốn là sự sống và có một gia đình, không phải là một người sống sót sau căn bệnh ung thư. ”

Bác sĩ Paz lưu ý rằng đứa bé trong bụng bệnh nhân ung thư không phải lúc nào cũng có thể cứu được, ông nói rằng ông cảm thấy chỉ có một lượng nhỏ rủi ro trong trường hợp của Hosford.

“Chúng tôi biết rằng sau tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều yếu tố hóa trị liệu có thể an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi,” ông nói.

Bởi vì căn bệnh ung thư vú của cô không bị kích thích bởi các hormon, nó không bị ảnh hưởng bởi chính việc mang thai.

“Là một bác sĩ, bạn phải cố gắng giúp các gia đình đạt được những gì họ muốn. Không có vấn đề gì về mặt khoa học, việc điều trị khá an toàn để thực hiện. Chúng ta có thể điều trị cho phụ nữ khi mang thai,”

Điều trị ung thư và mang thai

Chẩn đoán của Hosford là ung thư giai đoạn 1 và khối u nhỏ. Cô đã có thể cắt bỏ khối u trong ba tháng đầu của mình.

Khi cô ấy bước vào tam cá nguyệt thứ hai của quá trình mang thai, hóa trị có thể bắt đầu thực hiện.

Trong bốn vòng hóa trị, Hosford cảm thấy khỏe khoắn.

“Phần hay nhất là tôi không bị thai nghén. Tôi dung nạp mọi thứ khá tốt. Tôi đã sợ tôi sẽ không giữ được thức ăn mà nôn ra mọi thứ và em bé có thể sẽ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.”

“Tôi được theo dõi liên tục và em bé cũng vậy. Tôi được yêu cầu ăn bất cứ thứ gì tôi có thể ăn được. Tôi tự hỏi liệu nó có còn hiệu quả cho đến khi tóc tôi rụng hết không,” Hosford nói.

Và cuối cùng, Hosford hạ sinh một bé gái khỏe mạnh.

Nhưng Hosford vẫn chưa kết thúc với việc điều trị. Cô cần thêm bốn vòng hóa trị nữa. Lần này, các tác dụng phụ là vô cùng “khủng khiếp”.

Sau khi hóa trị, cô đã chọn phẫu thuật cắt bỏ cùng xạ trị.

Cô đã theo lời khuyên của bác sĩ Paz để suy nghĩ về cách cô muốn sống.

“Đó là một sự lựa chọn cá nhân. Bạn biết mình làm thế nào để có thể sống cuộc sống của bạn tốt nhất. Thật tuyệt khi biết rằng Thành Phố Hy Vọng luôn mang đến hy vọng cho tôi theo cách nào đó,” Hosford nói.

Đánh giá rủi ro

Tuy nhiên, bác sĩ Paz chỉ ra rằng quyết định của Hosford về phẫu thuật cắt bỏ vú cùng xạ trị không phải để điều trị căn bệnh ung thư. Nó được thực hiện nhằm giảm nguy cơ tái phát trong tương lai.

Ông cho biết rằng nhiều người có xu hướng nhầm lẫn điều trị ung thư với phòng chống ung thư.

Bác sĩ Paz ghi nhận sự can đảm của cặp vợ chồng là điều quan trọng nhất để điều trị thành công.

Ông lưu ý rằng một người phụ nữ khác trong cùng hoàn cảnh có thể đưa ra một quyết định hoàn toàn khác. Và điều đó hoàn toàn có thể chấp nhận được.

“Mỗi người chúng ta xử lý những vấn đề này theo một cách khác. Tôi nghĩ rằng, như một bác sĩ, bạn phải giúp bệnh nhân của bạn và gia đình của họ để đưa ra quyết định tốt nhất cho họ và hỗ trợ họ. Họ là những anh hùng của câu chuyện này, không phải là bác sĩ,” ông nói.

Giá trị của những tư vấn chuyên gia

Hosford khuyên những phụ nữ bị ung thư vú nên tìm hiểu về tất cả các lựa chọn của họ trước khi đưa ra quyết định.

“Nếu bạn không thể có được cho mình một Thành phố Hy vọng như tôi, hãy tìm đến tất cả những chuyên gia bạn có thể tìm được. Họ biết các nghiên cứu mới nhất và có chuyên môn.” cô nói.

Hosford cũng khuyến khích phụ nữ không hối hận một khi họ đã đưa ra bất kỳ quyết định điều trị nào.

Về ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết Được gọi như vậy vì căn bệnh này xét nghiệm âm tính với ba thụ thể ung thư vú phổ biến: estrogen, progesterone và một yếu tố tăng trưởng biểu bì ở người được gọi là HER2.

Đối với phụ nữ có bất kỳ thụ thể nào, điều trị có thể bao gồm các liệu pháp nhắm mục tiêu để tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng không có phương pháp điều trị nhắm mục tiêu nào cho TNBC.

TNBC mạnh hơn và dễ di căn bên ngoài vú hơn so với các bệnh ung thư vú khác, và có nhiều khả năng tái phát trong vài năm đầu sau khi điều trị, và tiên lượng ngắn hạn tồi tệ hơn.

TNBC có xu hướng tấn công những phụ nữ trẻ hơn, những người gốc Phi Châu hoặc gốc Tây Ban Nha, và những người mang đột biến gen BRCA1.

Tỷ lệ sống 5 năm của TNBC là khoảng 77%, theo BreastCancer.org, khoảng 93% đối với các loại ung thư vú khác. TNBC chiếm khoảng 10 đến 20 phần trăm của tất cả các bệnh ung thư vú. Thanh Tùng

*Theo Healthline