Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống

Với đồng lương ít ỏi từ 800 đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, hàng trăm giáo viên Mỹ không có cả thời gian nghỉ ngơi sau giờ dạy vì họ phải đi làm thêm rất nhiều nghề phụ.

Tỷ lệ giáo viên Mỹ bỏ nghề tính đến năm 2019 đã vượt nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Phần Lan, Singapore. Do đồng lương ít ỏi, khoảng 1/5 (18%) giáo viên công lập ở Mỹ làm nghề tay trái. Cứ 5 giáo viên thì có một người đi làm thêm việc khác, thậm chí là 2-3 nghề do họ được trả lương ít hơn 20-30% so với các chuyên gia làm công việc khác.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 1.

Cô Renee Jawel (42 tuổi) đang dạy tại Trường Trung học East Iredell (Statesville, N.C.) với mức lương 1.3 tỷ đồng/năm. Cô đã có kinh nghiệm hơn 19 năm đi dạy nhưng hiện tại vẫn làm nghề phụ là Thu ngân (230 nghìn đồng/giờ). Cô chia sẻ rằng: “Tôi không thể trở thành một giáo viên xuất sắc nhất, và tôi là một bà mẹ tồi. Con của tôi luôn òa khóc nức nở mỗi khi tôi ra khỏi nhà. Thật khó để giải thích rằng mẹ phải đi làm để cả nhà có điện dùng”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 2.

Cô Shauntel Highley (44 tuổi), dạy Tiếng Anh tại Trường Trung học cơ sở Ewing Halsell (Vinita, Okla) với mức lương 936 triệu đồng mỗi năm. Nghề phụ cô làm thêm là đi lau cửa sổ cho các tòa nhà, văn phòng. Cô chia sẻ: “Nhiều khi lưng, chân, tay tôi đều đau nhói. Tôi có những vết chai sần trên bàn tay mà nhẽ ra không nên có. Tôi hầu như không có thời gian rảnh vì rảnh cũng phải đi làm”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 3.

Thầy Christopher Brobst (40 tuổi) hiện đang độc thân, dạy lớp 6 với mức lương 1,1 tỷ USD mỗi năm. Là giáo viên 16 năm nay nhưng thầy vẫn phải đi bán hàng kiếm thêm. Thầy chia sẻ: “Tôi biết có những giáo viên không phải làm nghề tay trái. Họ được ăn tối với gia đình vào thứ Bảy. Họ được đi máy bay tới những ngôi nhà bên hồ. Tôi không có những thứ xa xỉ ấy. Vào giờ nghỉ hoặc giờ ăn trưa, tôi thường nhìn những bức ảnh của bạn bè và cảm thấy một chút ghen tị. Nhưng chiếc xe của tôi mua đã 15 năm, nó sẽ đến lúc hỏng, và tôi không biết lấy tiền đâu ra để trả nếu phải mua xe mới”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 4.

Cô Tracey Tevis (28 tuổi, độc thân, dạy lớp 4 tại Trường Tiểu học Coventry Oak, Lexington). Lương của cô là 1,1 tỷ đồng/năm. Cô hiện đang đi làm thêm với vai trò trợ lý bán hàng. Cô cho biết:“Tôi làm việc cả trong Lễ Tạ ơn, Giáng sinh và các kỳ nghỉ. Tôi không bao giờ được tham gia sự kiện của gia đình”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 5.

Thầy Bryant Andrews JR. (32 tuổi, giáo viên tại Trường Trung học Crooked Oak, thành phố Oklahoma) với mức lương 897 triệu đồng/năm. Nghề phụ của thầy là làm vườn. Thầy nói rằng: “Tôi luôn tự hỏi chính mình rằng tại sao tôi lại sống ở Oklahoma, nhưng nếu rời đi, ai sẽ dạy những đứa trẻ trong nội đô của Oklahoma? Ai sẽ dạy lũ cháu của tôi? Có những ngày khi đang ở trường, tôi lại lẩm nhẩm xem những việc mình phải làm để đám cỏ được cắt xong”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 6.

Cô Keri Sanborn (27 tuổi) là giáo viên lớp 2 tại Trường Tiểu học River Oaks (Myrtle Beach, S.C.) với mức lương 862 triệu đồng/năm. Nghề phụ của cô là đi làm pha chế: “Tôi sẽ sinh con vào tháng 12 nhưng không được trả lương khi nghỉ thai sản. Lý do chính tôi bắt đầu làm nghề phụ là để có tiền chuyển ra ở riêng thay vì ở cùng bố mẹ bạn trai”.

Bộ ảnh cảm động: Phía sau bục giảng, hàng trăm giáo viên Mỹ phải bươn chải cùng lúc 2, 3 nghề để kiếm sống - Ảnh 7.

Cô Rhonda Southerland, 53 tuổi, dạy Toán tại Trường Trung học Tushka (Atoka, Okla). Lương của cô là 1,3 tỷ đồng/năm. Nghề phụ của cô là nhân viên chia bài:“Sau năm nay, tôi sẽ mất tất cả trợ cấp từ con. Tôi phải nhờ vào công việc này để kiếm sống. Nhiều người không thể tin rằng tôi đi làm 7 ngày/tuần. Tôi muốn bọn trẻ được học đại học, vì thế đây là việc mà tôi phải làm”.